ĐỒ CÚNG TÂM LINH

[Hướng Dẫn] Cách Cúng Thôi Nôi Miền Nam Đúng Phong Tục Tín Ngưỡng

07/01/2021

Cúng thôi nôi theo phong tục miền Nam như thế nào mới là đúng chuẩn? Đây chính là băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng trẻ. Ngày nay khi cuộc sống đang trở nên ngày càng hiện đại, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Nhưng nghi lễ cúng thôi nôi vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Đây chính là phong tục tập quán đẹp của người Việt. Sau đây các bạn hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu về bài viết cách cúng thôi nôi miền Nam để có thể chuẩn bị được một buổi lễ đầy đủ nhất cho bé nhé!

Cúng thôi nôi là lễ gì và có quan trọng không?

Lễ cúng thôi nôi
Lễ cúng thôi nôi

Cúng thôi nôi chính xác là lễ cúng tạ ơn các bà mụ, lễ này tổ chức vào ngày thôi nôi của bé, tức là lúc bé vừa tròn 12 tháng tuổi. Nói là 12 tháng vì nếu là năm nhuận thì cũng tính đủ là 12 tháng tính từ ngày sinh là được.

Tục cúng mụ vào ngày thôi nôi đã có từ rất lâu đời, không chỉ ở tại miền Nam mà miền nào cũng cúng, thậm chí các nước bạn như Trung Quốc, Đài Loan hay Singapore… cũng có lễ cúng vào ngày thôi nôi nhưng tên gọi khác và lễ cũng tổ chức khác đi.

Cúng thôi nôi cụ thể là lễ cúng tạ ơn 12 bà mụ & bà mụ chúa (13 bà), nhưng có quan niệm lại cho rằng cúng thôi nôi là cúng 12 bà mụ và 3 đức ông. Đến nay cũng chưa có tài liệu chính thức nào khằng định vấn đề này mà chủ yếu là dựa vào lời dạy của những bậc cao tuổi là chính.

Cúng tạ bà mụ không phải chỉ dịp thôi nôi (tròn 12 tháng tuổi) mà người ta vẫn thường cúng vào dịp đầy tháng (tròn 1 tháng tuổi hay còn được gọi là cúng đầy tháng). Cúng căn (hay còn được gọi là cúng đốt) khi bé tròn các mốc 3, 6, 9 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, cúng căn, cúng đốt thực ra đều là lễ cúng tạ ơn các bà mụ đã tạo ra đứa trẻ & phù hộ cho đứa trẻ được mạnh khỏe và bình an. Trong lễ cúng này cũng là dịp để cầu xin các bà mụ tiếp tục che trở & phù hộ cho bé trong những ngày tháng tiếp theo.

Cách cúng thôi nôi miền Nam có điểm gì đặc biệt?

cách cúng thôi nôi miền nam
Cách cúng thôi nôi miền nam

Như đã nói, không chỉ tại miền Nam có tục cúng thôi nôi mà ở miền nào cũng có. Chỉ có điều tùy vào địa phương mà lễ cúng có thể có tên gọi khác & những lễ vật có thay đổi đôi chút. Sự thay đổi trong các món lễ vật chủ yếu phụ thuộc vào sản vật sẵn có của địa phương.

Ở mâm cúng đầy tháng miền Nam lễ cúng đầy tháng thường có các món lễ vật sau:

  • Trà, rượu
  • Giấy thế
  • Bộ áo, hài bà mụ (13 bộ)
  • Giấy bình an
  • Hoa tươi (đồng tiền hay cát tường)
  • Trầu cau
  • Xôi gấc
  • Giấy mẹ sanh mẹ độ
  • Đèn cầy
  • Trái cây ngũ quả
  • Gà luộc
  • Cháo trắng hay cháo gà
  • Chè đậu trắng hay chè viên

Ngoài ra có thể bổ sung thêm heo quay, bánh hỏi, bánh kẹo và nước ngọt. Ở một số tỉnh miền Tây sẽ dùng vịt thay cho thịt gà. Ngoài ra nếu gia đình cúng chay thì mâm cúng cũng tương tự giống như vậy nhưng sẽ không có những món mặn như gà, vịt, heo quay…

Về bộ tam sên (còn được gọi là bộ tam sanh) thì nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết trong mâm cúng đầy tháng bởi các bộ tam sên thường sử dụng cho lễ cúng thần linh (cúng ông thần tài, thổ địa, ông táo…).

Trầu cau cúng mụ thường được têm cánh phượng đẹp mắt để bày trí lên mâm cho đẹp và cũng thêm phần sang trọng.

Cách cúng thôi nôi miền Nam cho bé trai và bé gái

Hướng dẫn cách cúng thôi nôi miền Nam cho bé
Hướng dẫn cách cúng thôi nôi miền Nam cho bé

Để làm lễ cúng đúng lễ nghĩa & đúng thao tác không phải ai cũng nắm được để làm cho bài bản làm cho đúng. Nhằm thể hiện lòng thành tâm của mình. Do đó Đồ Cúng Tâm Linh gửi tới các bước để cúng cho lễ cúng thôi nôi bé được diễn ra tốt đẹp.

  • Đầu tiên là gia đình cần chuẩn bị tất cả các thành phần trong lễ vật.
  • Chuẩn bị nội dung bài văn khấn cúng thôi nôi với bé trai miền nam.
  • Chuẩn bị bàn hoặc không gian cúng
  • Chủ nhà bày biện lễ vật mâm cúng lên bàn
  • Thắp nhang đèn để mời các bà Mụ và tổ tiên
  • Đứng nghiêm trang đọc nội dung bài văn khấn
  • Đọc sau thì vái lạy và đợi nhang cháy
  • Hương nhang cháy hết thì đến cảm tạ lễ và mang hóa vàng.

Bốc đồ để chọn nghề cho bé ngày thôi nôi

Mâm bốc thôi nôi
Mâm bốc thôi nôi

Có 1 trò chơi khá hay trong ngày lễ thôi nôi của bé đó là bốc đồ đoán công việc tương lai. Gọi là trò chơi vì thực chất đây chỉ là phần để làm cho vui chứ không mang ý nghĩa quan trọng gì cả. Do ngày nay công việc chân chính lương thiện có rất rất nhiều.

Nếu bạn nghĩ dựa vào món đồ bé bốc để đoán nghề thì hoàn toàn không có khả năng một chút nào cả. Nếu trong ngày lễ thôi nôi bạn cần thêm phần vui vẻ bên cạnh gia đình người thân có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc mâm hoặc rổ & bỏ chút đồ chơi tượng trưng cho nghề nghiệp để bé lựa chọn. Ví dụ như máy tính bỏ túi, tiền, gương lược, hay chuột máy tính…

Đặt mâm đồ cúng thôi nôi trọn gói tiện lợi đúng chuẩn

Mâm cúng thôi nôi trọng gói tại Đồ Cúng Tâm Linh
Mâm cúng thôi nôi trọng gói tại Đồ Cúng Tâm Linh

Ngày nay các bậc phụ huynh không còn phải vất vả khi tự chuẩn bị nấu nướng và đi mua sắm cho lễ thôi nôi nữa. Mà có thể đặt hàng qua những dịch vụ làm mâm cúng trọn gói. Với dịch vụ này bạn chỉ cần ở nhà, gọi điện thoại và đặt trước là có ngay mâm cúng vừa đầy đủ mà rất đẹp mắt. So sánh với việc tự đi chợ, nấu xôi, hay nấu chè… thì đặt mâm cúng thôi nôi trọn gói là chọn lựa tuyệt vời cho các gia đình.

Nếu đang ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… bạn có thể đặt hàng mâm cúng thôi nôi trọn gói từ dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Nhưng bạn nhớ là đặt hàng trước ít nhất là một ngày nhé, vì đây là dịch vụ chuyên làm đồ cúng nên 1 số đồ như xôi, chè, gà trống cần phải chuẩn bị trước để bảo đảm chất lượng.

Trên đây là Đồ Cúng Tâm Linh giới thiệu về cách cúng thôi nôi miền Nam cho bé, cách cúng đúng nghi lễ thể hiện ý nghĩa tâm linh cao cả. Hy vọng sẽ giúp ích được một chút kinh nghiệm nhỏ để bạn và gia đình chuẩn bị 1 lễ cúng tươm tất chuẩn tâm linh cho bé.

>> Xem thêm: Cúng Thôi Nôi Lúc Mấy Giờ Mang Lại Nhiều May Mắn Cho Bé

HOTLINE
0937611504