Dân gian xưa từng có câu: “Trong 360 nghề, nếu có một nghề mà không có người sáng lập thì nghề đó không thể tồn tại cùng thời gian”. Và ngành xây dựng đã tồn tại được qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên bạn đã biết ai là Tổ ngành xây dựng chưa? Trong bài viết này Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ với bạn thông tin về giỗ tổ ngành xây dựng ngay bên dưới đây.
Trong các ngành nghề tại nước ta, ngành xây dựng bao gồm nghề thợ mộc, thợ xây, và nghề thợ cơ khí. Trong năm có đến hai ngày giỗ cách nhau 6 tháng đó chính là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch.
Việc thờ phụng tổ nghề vốn là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng trân trọng, cũng như biết ơn đối với những bậc hiền nhân đã có công truyền bá một nghề cho hậu thế. Đây còn là sự tôn vinh, và khẳng định thương hiệu của nghề. Do vậy, hành trình tìm Tổ sư nghề xây dựng – 1 nghề luôn làm đẹp cho xã hội ở mọi thời đại để ghi nhở công ơn, đó cũng chính là đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của những người trong ngành Xây dựng. Tuy nhiên, việc làm này quả không phải là đơn giản. Do hiện nay có nhiều quan điểm và tranh cãi cho rằng, Lỗ Ban là ông Tổ nghề xây dựng, đồng thời cũng chính là Tổ nghề mộc. Có người lại cho rằng “Nữ Oa đội đá vá trời” mới chính là vị Tổ của nghề xây dựng… Vậy ai mới là Tổ sư nghề xây dựng? Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh đi tìm câu trả lời nhé.
Nguồn gốc giỗ tổ ngành xây dựng
Trong những ngành nghề tại nước ta, ngành xây dựng bao gồm nghề thợ mộc, thợ xây, và nghề thợ cơ khí. Trong năm có đến hai ngày giỗ cách nhau 6 tháng đó chính là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch.
Theo truyền thuyết vào thời Lục quốc phân tranh trong lịch sử Trung Quốc, có 1 người thợ mộc tài giỏi nhất nước Lỗ, tuân lệnh vu bỏ ra gần ba năm ròng để nghiên cứu và chế tạo ra 1 con diều bằng gỗ để chở được 1 người, tận dụng hướng gió mà thả diều bay lên trời do thám tình hình quân lính nước Tống ở biên thùy. Người này có tên là Lỗ Ban, danh tiếng lừng lẫy, được tôn sùng là bậc thầy của thợ mộc nước Lỗ.
Trước thời Lục quốc khoảng 500 năm, cũng ở tại nước Lỗ có ông Công Thư Ban, là con của Lỗ Chiêu Công chỉ huy tất cả những thợ xây dựng đền đài cung điện, đã nghiên cứu và chế tạo ra 2 dụng cụ để phục vụ cho việc xây dựng được chuẩn xác & mau chóng. Đó là “ quy” tựa như một chiếc compa ngày nay, và “ củ” là chiếc thước bọt nước thời cổ xưa. Bắt đầu từ đó xuất hiện câu nói “ làm theo quy củ” được lưu truyền trong dân gian chó đến tận bây giờ.
Tương truyền rằng, Mạnh Tử từng có hạ bút tán dương ca ngợi Công Thư Ban như sau: “ Công Thư từ chi xảo, Bất dĩ quy củ, Bất năng phương viên hành”, có thể hiểu là: “ Công Thư thật tinh xảo, không có thước compa & thước thủy thì không tạo thành mặt hình tròn & hình vuông phẳng được”. Cũng theo như truyền thuyết, giới thợ lúc ấy gọi ông Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày chỉ còn gọi là Lỗ Ban, Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu địa lý, thiên văn kết hợp với tám quẻ Bát quái và sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt của nghề mộc ( ngay cả nghề thợ hồ cũng dùng) để phục vụ cho việc đặt đòn mái, hay đo khuôn nhà, khuôn cửa.
Cúng giỗ tổ ngành xây dựng ngày nay
Đời này lưu truyền đến đời khác và do hoàn cảnh lịch sử để lại. Đến nay, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban chính là tổ nghề của mình. Cứ vào ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch đều sẽ tổ chức ngày giỗ tổ của ông Lỗ Ban.
Đứng ở góc độ “ tôn sư trọng đạo” mà nói, lễ giổ Tổ được tất cả những anh em trong làng nghề tổ chức nghiêm túc và long trọng, nhất là vào ngày 20 tháng Chạp Âm lịch.
Thuở xưa, buổi cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức. Chủ lễ là 1 người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất ra đứng ra bái lễ.
Vào ngày đó những thợ mới vào nghề, đấy cũng là lễ nhập môn để ra mắt Tổ. Lễ vật cho thợ mới là 1 chú gà trống choai, 1 chai rượu nếp trắng và một thẻ nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi 3 xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận các món lễ và trao lại cho “ tân môn đồ” một ly rượu trắng. Sau đó “ tân môn đồ” lễ phép nâng lý rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly cùng với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.
Qua những năm tháng chiến tranh, việc cúng Tổ làng nghề dần bị mai một và gần như bị lãng quên. Ngày nay, song song cùng với việc khôi phục các làng nghề ở nước ta, việc giỗ tổ các làng nghề được phục hồi theo đà phát triển của đất nước. Nhiều lễ cúng Tổ được tổ chức với quy mô hoành tráng, thu hút đông đảo người tham dự.
Hội lễ đồng thời tổ chức là ngày giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức vào ngày mồng 7 cho đến ngày mồng 9 tháng 2 Âm lịch dành riêng cho khu vực Nam Bộ.
Giỗ tổ nghề thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” và “ tôn sư trọng đạo” nhằm để nhớ ơn những bậc tiền nhân có công trong truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc làm ăn. Do vậy mà ngày giỗ Tổ các ngành nghề là 1 nét đẹp truyền thống văn hóa cần được giữ gìn và phát huy.
Bài khấn cúng giỗ tổ Nghề Xây dựng
Nam mô A Di Đà Phật! ( khấn 3 lần)
- Con xin kính lạy 9 phương trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
- Con xin kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con tên là …….
Ngụ tại……….
Hôm nay vao ngày… tháng…..năm……..
Tín chủ con tâm thành lễ bạc, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương để dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con xin kính mời ngài Thánh sư nghề……….
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề…………. . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng các món lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi mong được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! ( khấn 3 lần)
Mâm lễ vật cúng Giỗ tổ Ngành Xây dựng gồm:
- Mâm ngũ quả
- Giấy cúng Giỗ tổ ngành Xây dựng
- Xôi
- Nến
- Nước chai
- Gà luộc
- Heo quay con
- Gạo hủ, Muối hủ và Trà pha sẵn,
- Rượu nếp
- Hoa Cúc Kim Cương
- Nhang rồng phụng
- Trầu cau
- Bánh bao, Bánh hỏi, Bánh chưng/bánh tét và Chả lụa…
Khi chuẩn bị lễ vật xong, dâng hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề (áo dài hoặc âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của bậc Tổ nghề khai sáng ra nghề xây dựng và các bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, và cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong cho nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò và trao đổi công việc.
>> Xem thêm: Các Ngày Giỗ Tổ Nghề Tại Việt Nam: Văn Khấn, Mâm Cúng Chi Tiết
Hy vọng với bài viết chia sẽ thông tin về ngày giỗ tổ ngành xây dựng bên trên có thể mang đến những kiến thức bổ ích dành cho bạn. Ngoài ra nếu bạn cần đặt mâm cúng trọn gói các loại, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh để có được một buổi lễ trọn vẹn nhé. Chúng tôi chuyên: nhận đặt mâm cúng trọn gói, cúng đầy tháng, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn, mâm cúng thôi nôi,\ …… nhận đặt xôi chè cúng và mâm quả cưới hỏi …..