ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Ý nghĩa của cúng dường trong phật giáo

12/11/2020

Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh xin tổng hợp lại những thông tin kiến thức của Cúng dường, các khái niệm đúng đắn nhất về Cúng dường Tam Bảo, Cúng dường Trai tăng và Cúng dường Khiết hạnh để có thể chia sẻ cùng các bạn. Vậy đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Khái niệm về “Cúng dường”

Từ ngữ “cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi những bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ. Là những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải như ba ngôi báu là Phật, Pháp, Tăng đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp. Hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là bà con quyến thuộc của nhau ở nhiều đời, nhiều kiếp, vậy nên hành động bố thí đối với họ ta phải gọi là cúng dường.

 Cúng dường Tam bảo gồm có pháp bảo, phật bảo, tăng bảo
Cúng dường Tam bảo gồm có pháp bảo, phật bảo, tăng bảo

Trước hết, cha mẹ là hai đấng sinh thành mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn, và lo cho ta ăn học tới nơi tới chốn, dựng vợ gã chồng. Tạo cho ta gia tài sự nghiệp, ta phải có trách nhiệm cúng dường các bậc cha mẹ khi tuổi già hay lúc bệnh hoạn, ốm đau (nghĩa là yêu quý và phụng dưỡng cha mẹ.). Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần cung cấp và nuôi dưỡng Tam bảo để Tam bảo được trường tồn và làm lợi ích cho chúng sanh.

Cúng dường tam bảo

Mục đích của việc Cúng dường Tam bảo: Gồm 3 mục đích chính:

  • Phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, để không bị mai một, lạc hậu
  • Duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để có thể tiếp tục giáo hóa chúng sanh.
  • Bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, và mưu hại.

Cúng dường Tam bảo gồm có:

  • Cúng dường Phật bảo
  • Cúng dường Pháp bảo
  • Cúng dường Tăng bảo

“Cúng dường là việc nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ giữ gìn để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo nghĩa là Phật, Pháp và Tăng.

  • Phật đã quá khứ, giờ chỉ còn lại hình tượng.
  • Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn tồn tại trong kho tàng nhà chùa.
  • Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận là gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp.

Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng thì ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn thì Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Do đó mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích để Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.” – Hòa thượng Thích Thanh Từ

>>> Xem thêm: Cúng dường Tam Bảo là gì? Cách cúng như thế nào?

Các cấp về Cúng dường có 3 cấp:

  • Phẩm vật cúng dường
  • Kính tín cúng dường
  • Hạnh cúng dường
Ý nghĩa của cúng dường trong phật giáo
Ý nghĩa của cúng dường trong phật giáo
  • Phẩm vật cúng dường: là dâng lên Phật, Bồ Tát và chư Tăng những vật chất như thực phẩm, hoa, áo quần hay vật dụng…
  • Kính tín cúng dường: là việc dâng lên tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối đến Phật. Phần kính tín cao hơn phẩm vật cúng dường.
  • Hạnh cúng dườnglà biến giáo lý của Phật thành hành động và mang lợi ích cho chúng sanh. Đây là hình thức cúng dường cao nhất.

Cúng dường Phật bảo:

Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những món đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống và dạy dỗ chúng ta tu học. Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món vật phẩm cúng Phật đúng nghĩa là:

  • Đèn sáng
  • Nước trong
  • Hoa tươi
  • Hương thơm
  • Trái cây

Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật chính là 5 món diệu hương:

  • Giới hương: ta phải giữ giới cho thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật
  • Định hươngTập định tĩnh tâm hồn, và đừng cho xao động, mê nhiễm
  • Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của nhà Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.
  • Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, cũng như vui buồn, sướng khổ là thật.
  • Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, và tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.

Cúng dường Pháp bảo:

  • Trước hết phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để có thể hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy.
  • Sau đó, nếu có tài chính thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, và phổ biến ra nhiều nơi.
  • Người có trình độ học thức thì nên thuyết giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hay sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch những bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.

Cúng dường Tăng bảo:

  • Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta ngày nay, vì vậy chúng ta nên cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.
  • Nên chọn những đồ dùng cần thiết cho đời sống tu học chân chính của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này hay vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp. Như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận lại mang tội.
  • Thái độ cúng dường cần phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào hay xứ nào cả. Vị nào ở trong hàng ngũ của Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Cúng dường kiết hạ

Cúng dường kiết hạ
Cúng dường kiết hạ

Hàng năm, người Phật tử tại gia, theo sự hướng dẫn của các quý thầy, đều phát tâm cúng dường tứ sự (chỗ nằm, thuốc men, ăn uống hay y phục) cho chư Tăng ba tháng an cư, đó gọi là “Cúng dường Kiết hạ”.

Căn cứ vào Tỳ Ni Luật Tạng, hàng năm chư Tăng điều phải có ba tháng tập trung ở một nơi, ở yên tu học. Đó gọi là cấm túc an cư: dừng bước du hóa (cấm túc), ở yên một nơi hay một trú xứ tập trung nào đó gọi là an cư (ở yên). Do vậy, chư Tăng cấm túc an cư mùa Hạ thì được gọi là An Cư Kiết Hạ. Cấm túc an cư mùa Đông thì gọi là Kiết Đông hay An Cư Kiết Đông. Tương tự, Kiết Thu Đông (giữa hai mùa), Kiết Xuân (cấm túc an cư vào mùa Xuân).

Cũng vì như thế, chư Tăng nói chung hay người xuất gia đã thọ Tỳ kheo giới nói riêng, đều lấy việc cấm túc an cư làm việc quan trọng. Do kết thúc một thời điểm ba tháng tu học như thế, vị Tỳ kheo đó mới có được thêm một tuổi đạo. Theo lệ thường, người thế tục lấy Tết tính tuổi đời, còn người tu lấy ngày Tự Tứ sau ba tháng an cư để làm tuổi đạo.

Để tranh thủ cho việc tạo phúc đức cho mình, đồng thời thực hiện theo lời dạy của Đức Thế Tôn. Trong thời gian này, hàng Phật tử tại gia, nhín ăn bớt mặc, kẻ công người của, . Tùy theo công sức của mình, mà hết lòng trợ duyên cho chư tăng an tâm tu học.

Cúng dường Kiết hạ là một việc làm thiết thực cho việc hoằng dương chánh pháp. Một mặt vừa thể hiện được tinh thần trách nhiệm của Phật tử tại gia đối với tăng bảo, một mặt lại là cơ hội tốt cho chúng sanh gieo trồng hạt giống lành vào ruộng phước mầu mở, nền tảng của mọi việc công đức, là kết quả tốt đẹp cho tự thân mỗi người phát tâm cúng dường được hạnh phúc và an lạc dài lâu.

Cúng dường trai tăng

Việc cúng dường trai tăng, là việc người Phật tử noi theo tấm gương chí hiếu của Tôn giả Ðại Hiếu Mục Kiền Liên khi xưa. Vì chính Tôn giả là người đứng ra tổ chức thiết lễ trai tăng cúng dường đầu tiên, để làm cầu siêu cho thân mẫu của Ngài. Ðó là Ngài vâng theo lời Phật dạy. Buổi đại lễ trai tăng này được các chùa theo hệ phái Bắc Tông (Phát triển) thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm. Sau khi chư tăng ni làm lễ “Tự tứ” mãn hạ. Từ đó, mới hình thành lễ cúng dường trai tăng truyền thống này.

Cúng dường trai tăng
Cúng dường trai tăng

Noi theo truyền thống đó, nên người Phật tử mỗi khi trong gia đình có người thân qua đời (thông thường là vào 49 ngày cúng chung thất), thì họ thường thiết lễ cúng dường trai tăng tại chùa, hay có đôi khi tổ chức tại tư gia. Ðiều này, còn tùy thuộc vào khả năng cùng hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng phần lớn là người Phật tử thường tổ chức các lễ trai tăng ở trong chùa.

Theo như lệ thường, trước ngày cúng tuần chung thất, trong tang quyến đến chùa (thường là ngôi chùa nơi thờ những linh cốt của người mất) trình bày về việc thiết lễ cúng dường trai tăng cho vị trụ trì hay tăng, ni của ngôi chùa đó biết, để tiện bề sắp xếp và cung thỉnh Chư tôn đức tăng ni. Việc cung thỉnh Chư tôn đức tăng ni tham dự chứng minh cho buổi lễ này, nhiều hay ít, đều do thân nhân trong tang quyến quyết định.

Mục đích của buổi lễ này là để thân quyến có dịp bày tỏ và dâng lên nỗi lòng thương kính báo hiếu tri ân đối với người đã mất. Ðồng thời cũng để thành tâm dâng lên phẩm vật cúng dường Tam bảo và hiện tiền tăng. Nhờ sức chú nguyện của Chư tôn đức tăng ni mà hương linh của người quá cố mau được siêu sinh thoát hóa. Ðó là chúng tôi trình bày đại khái về nguyên nhân cũng như về nghi thức của buổi lễ cúng dường trai tăng cho phật tử biết sơ qua.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ giải thích về ý nghĩa của cúng dường trong phật giáo là như thế nào. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến bài viết đầy đủ và giúp bạn hiểu được các ý nghĩa của các dạng cúng dường phổ biến hiện nay.

HOTLINE
0937611504