ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người việt

12/11/2020

Những bậc tiền nhân xưa đã răng dạy con cháu “uống nước nhớ nguồn”, làm con thì phải có hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Do vậy, hàng ngàn năm qua, người Việt luôn lập bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng tôn kính cũng như biết ơn với gia tiên, những người đã khai sinh ra dòng họ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì thế đã dần trở thành một thứ tôn giáo mà mọi gia đình, hay dòng họ Việt đều phải tuân theo. Hãy cùng Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu nhé!

Thờ cúng vào những dịp tết

Thờ cúng vào dịp tết
Thờ cúng vào dịp tết

Tết cũng là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, nó mang ý nghĩa thiêng liêng, nhắc nhở mọi người nhớ về nguồn cội. Ngày tết, con cháu khấn mời tổ tiên ông bà về ăn tết cùng với gia đình, tạo nên không khí thiêng liêng, đầm ấm. Suốt 3 ngày tết, còn cháu đều dâng lễ, và thờ cúng tổ tiên rất chu đáo.

Mâm cơm cúng ngày Tết được tổ chức nấu nướng và bày biện một cách công phu. Cúng lễ xong xuôi, mọi người trong gia đình, dòng họ cùng quay quần bên nhau thụ lộc của tổ tiên và chúc nhau một năm mới vạn sự nhiều tốt lành.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một nét văn hóa dân gian thể hiện lòng tôn kính, là lời tri ân đối với những người đã khuất, là chữ hiếu của người còn sống. Đã bao thế kỷ trôi qua, tập tục này vẫn được tiếp tục duy trì và phát huy. Người Việt coi việc thờ cúng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận cùng lòng biết ơn của con cháu đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của những tiền nhân, nhớ đến cội nguồn.

>>> Xem thêm: Cách cắm hoa bàn thờ tổ tiên giúp thu tài, đón may mắn trong nhà

Cúng giỗ, mỗi năm một lần

Cúng giỗ, mỗi năm một lần
Cúng giỗ, mỗi năm một lần

Trong việc thờ cúng tổ tiên thì vào ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Theo tục, con trai trưởng là những người có trách nhiệm tổ chức, thường là ở nhà tổ, vị trí đặt bàn thờ cúng tổ tiên. Đến ngày, con cháu trong dòng họ có trách nhiệm tề tựu về nơi đây và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi giỗ.

Trước ngày giỗ, trưởng nam sẽ làm lễ cáo với Thổ công để xin phép cho hương hồn người đã khuất được về phối hưởng do người ta cho rằng “đất có Thổ công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thổ công thì hương hồn của người đã khuất mới vào được trong nhà. Giỗ có thể làm to hay nhỏ tùy theo gia cảnh và nhiều khi cũng sẽ phụ thuộc vào quan hệ giữa người sống và người chết. Giỗ cha mẹ hay ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ bày trí cơm canh cúng đơn giản để thể hiện lòng thành kính.

Thờ cúng trong gia đình dòng họ

Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên không phải là một điều bắt buộc song đó lại là thứ “luật bất thành văn” trong đời sống tâm linh đã tồn tại qua bao thế hệ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất và là nơi đêr con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày tết, hay khi có hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được tổ tiên phù hộ. Mọi biến cố trong gia đình đều được các con cháu báo cáo với tổ tiên.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người việt
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người việt

Sự thể hiện rõ nét nhất của tinh thần xem trọng quá khứ nằm ở 2 ý nghĩa lớn, đó là quan niệm chữ hiếu đối với các thế hệ đi trước thông qua các nghi lễ thờ cúng, thể hiện mong muốn ông bà tổ tiên có cuộc sống tốt ở thế giới bên kia. Đồng thời con cháu mong muốn hồn linh của tổ tiên giúp đỡ con cháu nơi cuộc sống phàm trần. Ý nghĩa thứ hai là muốn giáo dục cho con cháu, những người đang sống biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Theo phong tục xưa, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ngay ở gian nhà chính. Trên bàn thờ thì bày bát hương và chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, nơi thắp nến. Đồ cúng cơ bản là hương, hoa, và chén nước lã. Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ và khảo.

Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó ghi tên, họ, chức tước, và ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng thần chủ, nhưng lại cũng có nhà dùng bộ ỷ để thờ. Đồ thờ tự được xem là những vật rất linh thiêng. Ngày nay, do tác động của nếp sống cũng như xã hội mới, những gia đình có đặt bàn thờ cổ không còn nhiều. Đồ thờ nhiều khi chỉ bao gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và vài ba chén nước.

Với những gia đình có đạo, như đạo Phật, đạo Cao Đài, hay thậm chí là đạo Thiên Chúa thì ở nhà vẫn có gian thờ gia tiên cùng với gian thờ đấng tối cao của tôn giáo họ. Ban thờ gia tiên được lập đầy đủ theo tập tục của tôn giáo. Trên sáng cao nhất là thờ đấng tối cao của tôn giáo, phía dưới là ông bà, và những người thân sinh trong dòng họ.

Đối với những người vừa mới mất thì không nên thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ. Được bài trí theo điều kiện và lòng tôn kinh của chủ nhà. Trong vòng 100 ngày (tính từ ngày an táng xong), người ta đều thắp hương cơm canh trước khi gia đình ăn cơm, mời người mới mất về thụ hưởng. Sau 1 năm khi người mới mất được bốc mộ thì bát nhang mới được thỉnh lên bàn thờ tổ tiên, đặt ở hàng dưới.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ các phong tục thờ cúng tổ tiên, những phong tục thờ cúng của dân tộc Việt Nam ta. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến bài viết đầy đủ giúp bạn hiểu được những phong tục tập quán thờ cúng tại Việt Nam.

HOTLINE
0937611504