ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Một Số Lưu Ý Cúng Rằm Tháng Chạp Để Gặp Nhiều May Mắn

03/12/2020

Rằm tháng Chạp hay còn được gọi là rằm tháng 12 được xem là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Trong năm có 3 ngày Rằm được xem là ngày lễ lớn gồm: rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và rằm tháng Chạp. Do đó, việc sắm lễ, thời gian làm lễ cúng rằm tháng Chạp được mọi người chuẩn bị khá cẩn thận, chu đáo.

Đánh dấu sự tất bật cho mùa tết Nguyễn Đán bắt đầu. Cúng rằm là một nghi lễ tâm linh quan trọng của người Việt Nam. Vậy chi tiết những lưu ý cúng rằm tháng Chạp cần gì? Mời bạn đọc hãy tham khảo trong bài viết hôm nay của Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh!

Khi nào cúng rằm tháng chạp?

Khi nào cúng rằm tháng chạp?

Thông thường người dân vẫn cúng Rằm tháng Chạp vào chiều tối ngày 14 âm lịch hay sáng ngày 15 âm lịch.

Mỗi gia đình sẽ có một cách thức để tiến hành lễ cúng khác nhau, có thể là lễ cúng chay hay là lễ cúng mặn. Chẳng cần phải quá xa hoa cầu kỳ, chỉ cần chủ nhà thành tâm, thành ý là được!

Bởi vì cúng Rằm là nghi lễ tâm linh mang ý nghĩa để tưởng nhớ, tạ ơn. Chỉ cần tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, khấn nguyện tới thần linh. Cầu mong được sức khỏe bình an cho gia đình, là được.

Lễ vật cúng rằm tháng chạp cần chuẩn bị gì?

Lễ vật cúng rằm tháng chạp cần chuẩn bị gì?

Lễ vật chuẩn bị cho cúng Rằm tháng chạp không cầu kỳ sang trọng, quan trọng nhất chính là sự thành tâm của gia chủ. Thường cần chuẩn bị nhũng món lễ vật như:

  • Hoa tươi
  • Mâm trái cây
  • Nhang, đèn
  • Trà, rượu, nước
  • Trầu têm
  • Xôi, chè
  • Gà trống luộc xếp chéo cánh
  • Gạo hũ, muối hũ
  • Giấy cúng rằm tháng Chạp
  • Bánh kẹo

Ngoài ra có thể cúng kèm mâm cơm tùy theo từng vùng miền. Có thể cúng chạy hay mặn.

Người thực hiện và cách thắp hương lễ cúng rằm tháng Chạp

Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường sẽ là người lớn tuổi nhất nhà

Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường sẽ là người lớn tuổi nhất nhà. Hay là trưởng nam trưởng nữ, người có uy trong gia đình.

Nên thắp bao nhiêu nén hương khi cúng rằm tháng Chạp?

Theo quan niệm, số nén hương được thắp mang theo những ý nghĩa khác nhau.

  • Thắp 1 nén: để cầu bình an và may mắn.
  • Thắp 3 nén: xin tổ tiên, thần Phật linh ứng báo tin để bảo vệ người trong nhà và xua đuổi đi tai ương.
  • Thắp 5 nén: đây là cách đeể các thầy pháp dùng để dự báo hung cát cho người khác hay mời gọi thần linh về xin ý kiến.
  • Thắp 7 nén: mời gọi các vị thiên binh thiên tướng. Nếu không phải việc quan trọng thì bạn không nên thắp hương theo hình thức này.
  • Thắp 9 nén: đây được xem là tín hiệu cầu cứu khi cấp bách. Thắp 9 nén hương là để kêu cầu Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương đoái thương. Cứu giúp muôn dân khỏi gặp cảnh tai ương, cứu khổ cứu nạn. Nếu thắp chín nén hương, nên thắp hương theo 3 hàng 3 cột.

>>> Xem thêm: [Hướng Dẫn] Làm Lễ Cúng Tất Niên Chiều 30 Tết Đúng Chuẩn

Bài văn khấn cúng rằm tháng chạp

Thông thường trong năm sẽ có 3 ngày rằm được xem là lễ lớn bao gồm: Rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và ngày rằm tháng Chạp.

Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp còn được cho là lễ cúng tổng kết sắp hết 1 năm. Do đó, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị tươm tất và kèm theo nhiều thủ tục.

Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh mời bạn tham khảo bài văn khấn cúng rằm tháng chạp sau đây:

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần 3 lạy)

Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật.

Con kính lạy các thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là: … Ở tại: …

Hôm nay nhằm ngày … tháng … năm … , đúng tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, giấy tiền vàng bạc, thắp nén hương thơm.

Dâng lên trước án, thành tâm kính mời: các vị Thổ địa, Long mạch tôn thần, các vị thần cai quản trong khu vực này. Cùng gia tiên nội ngoài và chúng sinh quanh quẩn.

Con kính xin các vị giáng lâm, chứng cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Độ cho tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến. Cầu xin tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lạy trước án, xin được các các Ngài phù hộ độ trì.

Cách để tiến hành cúng rằm tháng Chạp

Bày mâm tại phòng khách hay phòng thờ gia đình

Đầu tiên gia đình cần chọn lựa thời điểm cúng, sắm sửa đầy đủ lễ vật cúng rằm tháng chạp. Bày mâm tại phòng khách hay phòng thờ gia đình. Theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”. Hướng đối diện bàn thờ tổ tiên.

Tiếp theo, chủ lễ chuẩn bị trang phục, đầu tóc gọn gàng. Thắp nhang đèn lên hết rồi bắt đầu xin cúng, và khấn theo bài văn trên chúng tôi đã cung cấp.

Khấn xong gia chủ cắm nhang thành kính. Chờ cho đến khi nhang gần tàn thì xin lễ và hóa vàng mã giấy cúng.

Khi hóa vàng bạn cũng nên nhớ khấn cúng gì? Cho ai thụ hưởng? Và cầu xin được gì nhé.

Như vậy là đã hoàn thành buổi cúng rằng tháng Chạp đầy đủ và ý nghĩa. Mang lại nhiều may mắn cùng bình an cho gia đình rồi.

Mách bạn Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh có cung cấp nhiều gói mâm cúng thông thường trong năm trọn gói. Trong đó có mâm cúng rằm hàng tháng và cúng chúng sinh.

Nếu bạn có nhu cầu về mâm cúng rằm tháng Chạp hay các loại mâm cúng khác? Hãy nhấc máy gọi ngay cho Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Chúng tôi đảm bảo sẽ phục vụ khách hàng tận tâm, với dịch vụ đầy đủ trọn gói. Với quy trình nhanh, tiện lợi, chuyên nghiệp, cùng với giá cả phải chăng nhé!

HOTLINE
0937611504