ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Mâm Quả Cưới Miền Trung Truyền Thống Bao Gồm Những Gì?

13/01/2021

Theo quan niệm dân gian xưa, mâm quả cưới miền Trung bao gồm có những gì là đúng như tục lệ, truyền thống? Phong tục cưới xin nơi đây bao gồm những nghi lễ nào? Trong từng nghi lễ, mâm quả ngày cưới cùng với các món vật lễ cưới nên chuẩn bị những vật gì? Nhìn chung, mâm quả cưới miền Trung không có quá nhiều sự cần kỳ nhưng lại nguyên tắc về những lễ nghi lẫn cách thức chuẩn bị. Hãy để Đồ Cúng Tâm Linh đi tìm những lời giải đáp cho những vấn đề này nhé!

Quan điểm theo tục lệ truyền thống và mâm quả cưới miền trung gồm những gì?

Mâm quả cưới miền Trung bao gồm những gì?
Mâm quả cưới miền Trung bao gồm những gì?

Miền Trung cùng với điểm nổi bật văn hóa được biết đến là cung đình Huế. Với sự đề cao nghi thức & xem trọng trong lễ cưới. Thì việc tìm hiểu theo quan niệm của ông bà xưa sẽ giúp các bạn nhìn nhận sự quan trọng của thủ tục, và tập lệ cưới xin nơi đây. Tham khảo bài viết về mâm quả ngày cưới để có thể biết chi tiết từng mâm quả là gì nhé.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế ngày nay ở những khu vực trọng điểm như Đà Nẵng, Khánh Hòa,.. thì quan điểm về lễ cưới lại có một chút khác biệt. Thứ nhất về tục lệ tổ chức đám cưới. Thứ 2 về mâm quả đám cưới. Thứ ba, phong cách tổ chức đám cưới.

Để nhìn nhận được các điểm này, chúng ta sẽ đi từ quan điểm của ông bà xưa đến những quan điểm gần đây của ông bà trong việc tổ chức đám cưới tại miền Trung này. Và cả mâm quả cưới miền Trung bao gồm những gì nữa.

Tục lệ và phong tục cưới xin miền Trung.

Đúng theo quan niệm của ông bà xưa thì tục lệ theo góc độ ảnh hưởng tù kinh đô Huế trong nghi thức cung đình. Thì cần trải qua những lễ gói gọn thành ” lục lễ “. Thời gian diễn ra trong vòng 3 năm, mới coi như lễ cưới xin nơi đây mới hoàn tất.

Do lễ nghi này diễn ra trong một khoảng thời gian dài, đồng thời chế độ phong kiến đã chấm dứt. Yêu cầu phát triển kinh tế được nhà nước đẩy mạnh. Do đó, sự thay đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế hiện đại được người dân tại nơi đây thực hiện. Điều nhận thấy rõ hơn là phong tục, tục lệ nơi đây đã bớt rườm rà, phức tạp, và cũng như yêu cầu về nghi thức, mâm quả cưới.

Với 3 nghi lễ chính xuất hiện trong ngày cưới đã trở thành một thói quen trong việc thực hiện tổ chức đám cưới miền này. Đó là: Lễ dạm ngõ, ăn hỏi, và lễ cưới. Hãy tìm hiểu từng nghi lễ để biết xem mâm quả nào thường xuất hiện tại các nghi lễ này nhé.

Lễ dạm ngõ:

Hay còn có tên khác là đám hỏi. Vào những ngày này, theo quan niệm của ông bà xưa thì đến nay vẫn còn giữ tục chuẩn bị mâm quả cưới miền Trung gồm những lễ vật gì. Đó là hai mâm trà rượu và mâm trầu cau sẽ được nhà trai lấy để làm sính lễ. Sang nhà gái để đôi lời thưa gửi, cùng bàn chuyện cưới xin.

Lễ ăn hỏi:

Lễ đính hôn miền Trung có gì khác biệt?
Lễ đính hôn miền Trung có gì khác biệt?

Hay được biết với lễ đính hôn. Quan niệm xưa và nay đều đưa ra các điểm chung về những mâm quả được chuẩn bị. Sự chuẩn bị cho lễ ăn hỏi này có sự khác biệt so với những miền khác. Cụ thể là tại miền Tây, hai văn hóa cũng như quan niệm đã ảnh hưởng đến việc chuẩn bị những sính lễ trong ngày ăn hỏi này. Tham khảo qua bài viết sau để tìm hiểu sự khác biệt này là gì nhé.

Với năm mâm quả được làm gốc ( theo quan điểm xưa ) và những mâm quả khác thêm vào để phù hợp với hoàn cảnh cũng như là điều kiện cưới xin. Năm mâm quả đó là: trầu cau, mâm quả trà rượu, mâm nem chả, mâm ngũ quả, và tiền vàng. Cũng như mâm khác bổ sung như: mâm bánh xu xê, heo quay,… .

Lễ cưới:

Sau lễ ăn hỏi, việc tổ chức đám cưới theo đúng phong tục truyền thống xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Với sính lễ được sắm sẽ có số lượng tương đương như trong lễ ăn hỏi. Hay năm mâm quả, hoặc 7 mâm quả,… Việc chọn lựa sẽ phụ thuộc vào thời điểm lễ dạm ngõ.

Khi đó, gia đình 2 bên đã bàn bạc thỏa thuận để cùng đi đến tiếng nói chung trong việc tổ chức đám cưới như thế nào. Cùng với số lượng mâm quả cưới miền Trung gồm những món lễ vật gì.

Tuy nhiên, sẽ có lưu ý trong tục lệ cưới xin. Thứ nhất: tuy quan niệm ông bà xưa về việc người mẹ không tham dự lễ rước dâu. Đã thay thế việc người mẹ có thể đi theo nhưng sẽ không được theo đoàn. Thứ 2, tục lệ xưa vẫn giữ nguyên về các con số trong ngày cưới xin. Như :mâm quả; số người bưng mâm quả; số người làm phù dâu nên mang ý nghĩa sinh hay lão tránh mang nghĩa bệnh, tử.

Mâm quả đám cưới miền Trung:

Mâm quả cưới miền Trung trọn gói
Mâm quả cưới miền Trung trọn gói

Như đã trình bày bên trên, việc xuất hiện mâm quả cưới sẽ có trong cả 3 nghi lễ đám cưới. Do, mỗi mâm quả thể hiện một ý nghĩa riêng đối với người miền Trung về thái độ sống, các ước nguyện về cuộc sông hôn nhân. Với số lẽ và con số năm là mâm lễ tối thiểu chuẩn bị. Một lần nữa, Đồ Cúng Tâm Linh chúng tôi đưa ra một số gói mâm quả cưới mà người miền Trung hay sử dụng cho đám cưới.

Gói 1: trầu cau; Trầu cau; Bánh phu thê; Rượu, thuốc, chè; và cặp nến tơ hồng; Tiền Vàng.

Gói 2: Trầu cau; Mâm ngũ quả; Rượu, thuốc, chè; Tiền Vàng và Nem chua.

Đây là những mâm lễ tối giản. Do đó, nếu các bạn muốn tổ chức với nhiều hơn số lượng mâm quả này thì có thể thêm vào các mâm quả bạn mong muốn ở trên hay: heo quay, gà quay, xôi gà,….

Phong cách tổ chức đám cưới tại miền Trung

Phong cách tổ chức đám cưới tại miền Trung
Phong cách tổ chức đám cưới tại miền Trung

Miền Trung với cùng với địa hình hẹp và dài chạy dọc theo bở biển. Vì thế, cưới xa trong cùng một nơi là điều khó tránh khỏi. Nếu đường xá xa xôi, đám hỏi sẽ được gộp chung cùng với đám cưới. Khi đó, sính lễ ăn hỏi sẽ được bày lên trước, nhà gái mang cất đi, nhà trai lại trao tiếp các vật phẩm trong lễ cưới.

Ngoài ra, việc tổ chức theo đúng vừa theo nghi lễ truyền thống, vừa theo xu hướng hiện đại giản dị gần gũi. Qua đó, thể hiện văn hóa cung đình Huế cùngvới đời sống người dân thật thà, chân chất. Như cùng mang lại một bầu không khí trang trọng nhưng cũng bình dị, hiếu khách với người dân miền này.

Một số điều nên lưu ý, kiêng kỵ

Một số điều nên lưu ý, kiêng kỵ trong lễ cưới miền Trung
Một số điều nên lưu ý, kiêng kỵ trong lễ cưới miền Trung

Trong lễ cưới, khi cô dâu khi đã chào cha mẹ và họ hàng để bước ra cổng về nhà chồng, tuyệt đối không được ngoái đầu nhìn lại người thân, nên nhìn thẳng phía trước mà bước theo chàng về dinh. Vì theo quan niệm như thế cô dâu mới có thể chuyên tâm lo chuyện nhà chồng. Cô dâu khi về nhà chồng sẽ được chuẩn bị gạo, tiền lẻ, muối, gừng, cùng 9 cây kim. Trên đường về nhà chồng nếu đi qua cầu qua sông, qua ngã 3, ngã 5, ngã bảy thì thả xuống một ít tờ tiền lẻ, muối, gạo xuống đó.

Mẹ của cô dâu không được theo cả đoàn rước dâu tiễn con gái về nhà chồng vì theo quan niệm mẹ đẻ đưa con về nhà chồng có ý hợp sức “chống lại” mẹ chồng. Tuy nhiên ngày nay tại một số nơi đã bãi bỏ quan niệm này và vẫn cho mẹ cô dâu về nhà trai như thường nhưng sẽ phải ngồi ở 1 đoàn xe khác.

Những người đang có tang tuyệt đối không nên tham dự vào lễ rước và đón dâu, tránh đem đến những điều xui xẻo trong ngày vui. Phụ nữ đang mang bầu không nên vào trang trí phòng tân hôn, cũng như ngồi lên trên giường của đôi vợ chồng trẻ.

Vậy là bạn đã nắm được phần nào 1 vài thông tin về những nghi thức cưới hỏi ở miền Trung rồi đó. Tuy nhiên, các thông tin ở trên chỉ mang tính chất lý thuyết, tham khảo, do tùy điều kiện cũng như phong tục của mỗi nhà, mỗi vùng mà sẽ có những điểm khác nhau về lễ vật cũng như nghi lễ.

Như vậy, mâm quả cưới miền Trung gồm những gì cũng như các thủ tục cưới xin nơi đây vừa đúng phong tục xưa vừa phù hợp với ngày nay. Đã cho các bạn thấy được điểm riêng biệt trong việc tổ chức. Cũng như tình cảm chân thành trong hôn nhân của người dân nơi đây. Ngoài ra nếu bạn cần đặt mâm quả các loại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Đồ Cúng Tâm Linh để có được một buổi lễ trọn vẹn nhé!

>> Xem thêm: Bài văn khấn cúng Lễ Tất niên cuối năm chuẩn nhất

HOTLINE
0937611504