Cúng đầy cữ 7 ngày cho bé trai và cúng 9 ngày cho bé gái ở Việt Nam cũng như một số quốc gia châu Á khác rất được coi trọng. Đây là buổi lễ được tiến hành để cảm ơn các bà mụ đã có công nhào nặn & săn sóc cho trẻ luôn được khỏe mạnh, cứng cáp. Tùy từng dịp riêng biệt cũng như tùy theo giới tính từng bé thì nghi lễ cúng mụ đầy cữ sẽ có 1 chút khác biệt. Hôm nay hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu nghi thức lễ này là như thế nào nhé?
Ý nghĩa của buổi lễ cúng mụ đầy cữ cho bé
Theo ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa thì nước ta cũng có truyền thống thờ Mẫu khá phổ biến tại nhiều vùng miền nói chung. Truyền thống thờ Mẫu quan niệm rằng những đứa trẻ được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của chư vị Tiên Chúa đầu thai. Tên gọi khác là Mẹ Sinh, mẹ Sanh hay thân thuộc nhất là mười hai bà mụ.
Mỗi bà mụ có trách nhiệm nhào nặn ra 1 bộ phận trên người trẻ, trẻ có lớn lên khỏe mạnh hay ngoan ngoãn cũng là nhờ ơn các bà mụ. Chính vì lẽ đó mà vào dịp trẻ thôi nôi hoặc đầy tháng thì cả gia đình của bé sẽ cùng nhau tổ chức một buổi lễ cúng mụ để cảm tạ. Riêng lễ cúng mụ đầy cữ cũng là dịp để cả nhà mong các bà mụ phù hộ cho bé mau cứng cáp, sớm biết bò, biết lật, biết đi…
Lễ cúng mụ đầy cữ cho các bé gái được tổ chức vào lúc bé được 9 ngày tuổi. Lễ của bé trai được tổ chức khi các em được tròn 7 ngày tuổi. Các món lễ vật dùng cho buổi cúng đầy cữ chủ yếu là các món ăn quen thuộc của văn hóa lúa nước. Cách chuẩn bị các món lễ vật cho lễ 9 ngày của bé gái và lễ 7 ngày cho bé trai cũng có một vài những nét khác biệt.
Mâm cúng đầy cữ 7 ngày cho bé trai gồm có gì?
Việc chuẩn bị các món lễ vật cho mâm cúng đầy cữ của bé trai chủ yếu sẽ các món lễ vật, món ăn của từng vùng miền. Trong đó không thể thiếu những lễ vật sau đây:
- 7 nắm xôi nhỏ: Tùy theo từng vùng miền mà chúng ta có thể dùng xôi giấc, xôi đậu xanh, hay xôi vò…
- một đĩa gồm 5 loại quả tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên cần phải bảo đảm tươi ngon, chất lượng. Nếu được hãy chọn mỗi loại quả có 1 màu sắc khác nhau vừa giúp đĩa quả thêm đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa may mắn, và tốt lành cho bé.
- một lọ hoa tươi
- Trầu cau, giấy tiền, vàng mã, hương, nến…
- 7 con cua bể. Trong trường hợp không có cua bể hay điều kiện không cho phép thì gia đình có thể thay cua bể bằng cua thường.
- bảy quả trứng gà luộc được nhuộm đỏ.
Lưu ý: Những món lễ vật này gia đình có thể tự tay chuẩn bị nếu có thời gian & làm tốt, thật đẹp cho mâm cúng. Còn nếu quá bận rộn hay chưa có kinh nghiệm để làm thì có thể đặt tại các dịch vụ bên ngoài. Tuy nhiên cần đảm bảo những món lễ vật phải tươi ngon, chất lượng.
Cách bố trí sắp xếp các lễ vật cho mâm cúng đầy cữ bé trai
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các món lễ vật thì chúng ta cần tiến hành sắp xếp mâm lễ sao cho hài hòa, cân đối, đẹp mắt. Trong đó nên thực hiện theo nguyên tắc “Đông bình tây quả”, có ý nghĩa là bình hoa sẽ đặt ở phía đông, còn đĩa hoa quả đặt tại hướng Tây. Bên cạnh đó trầu cau, vàng mã, và giấy tiền thường sẽ đặt ở giữa mâm, còn những món lễ vật khác như xôi, cua bể sẽ được xếp đối xứng xung quanh hoặc xếp xen kẽ…
Dù thực hiện cách sắp xếp nào thì cũng phải bảo đảm sự hài hòa, đẹp mắt. Có như vậy mới giúp buổi lễ được diễn ra tốt đẹp, đem lại nhiều may mắn cho bé.
Các món lễ vật này được bày biện trên mâm cỗ trước bàn thờ. Bày bình hoa ở hướng đông còn các món khác đặt ở hướng tây . Lễ vật phải được xếp đẹp mắt & cân đối. Càng xếp cân đối thì các bé sẽ càng được nhiều điều may. Các lễ vật này được bố trí trên mâm cỗ trước bàn thờ.
Trên đây là bài viết về lễ cúng đầy cữ 7 ngày cho bé trai, hy vọng có thể mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần đặt mâm cúng trọn gói các loại hãy liên hệ với chúng tôi Đồ Cúng Tâm Linh để nhận được các ưu đãi tốt nhất nhé!
>> Xem thêm: Mâm Trái Cây Ngũ Quả Cúng Đầy Tháng Cho Bé Đúng Chuẩn