Theo quan niệm của dân gian xưa, ông bà ta có câu “Trên bà chúa thiên thai dưới 12 bà mụ” tục cúng đầy tháng cho bé là cúng một bà chúa trông coi toàn diện & 12 bà mụ có công nặn ra đứa bé, mỗi bà mụ đảm nhiệm một chức năng riêng. Một bà dạy khóc, một bà dạy cười, và một bà đỡ khí bé ngã v.v…Tuy nhiên lễ cúng ở mỗi nơi có chút khác nhau tùy theo vùng miền mà có nhiều quan niệm khác nhau. Sau đầy Đồ cúng Tâm Linh sẽ giới thiệu đến bạn bài viết về mâm trái cây cúng đầy tháng cho bé cũng nhu các thông tin chi tiết về ngày lễ này.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé
Cách tính ngày cúng đầy tháng khá cũng khá là đơn giản, theo câu nói phổ biến mà ông bà ta truyền lại đó là “gái sụt 2, trai sụt 1”. Được hiểu theo một cách đơn giản như sau nếu là lễ cúng đầy tháng cho bé gái thì tính từ ngày sinh cho đến 1 tháng sau, nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 1 ngày.
Còn nếu là lễ cúng đầy tháng cho bé trai thì tính từ ngày sinh cho đến 1 tháng sau, nghi lễ đầy tháng được tổ chức lùi đi 2 ngày.
Ví dụ như: con trai sinh vào ngày 20 tháng 8 âm lịch thì sẽ làm đầy tháng vào ngày 19 tháng 9 âm lịch. Còn trường hợp bé gái cũng sinh vào ngày 20 tháng 8 âm lịch thì cúng đầy tháng sẽ lùi vào ngày 18 tháng 9 âm lịch.
Mâm lễ vật trái cây cúng đầy tháng cho con
Lễ vật gồm có 1 chén chè lớn cúng bà chúa 12 chén chè cúng 12 bà mụ, 1 đỉa xôi lớn cùng 12 đĩa xôi, 13 cái bánh tráng. Ngoài ra thì có hoa trái cây cúng, rượu, trà, con gà lụt, mâm cơm cúng gồm cá kho, tô canh, đồ xào, thịt heo hay đồ gì đó, những món lễ vật khác như áo giấy, vàng bạc, hương đèn. Ngoài ra còn có một đôi đủa hoa (vót ngược đầu đôi đủa cho có bông ở trên đầu đôi đủa). Theo quan niệm, bà chúa chỉ ăn đủa hoa, nếu là con trai thì bạn chuẩn bị 7 loại gai khác nhau, con gái 9 loại gai bỏ bào nồi nước nấu sôi & 1 cây đinh, hay miếng thép nướng đỏ.
Bài văn khấn cúng Mụ đầy tháng cho bé
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….
Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái)
Chúng con ngụ ở:……………………………………………
Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật cùng các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, cùng các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu có tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng các món lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được thông minh, tươi đẹp, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, cùng bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thánh tâm đỉnh lễ, và cúi mong được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Phong tục đặt tên cho con vào ngày lễ
Đến đây có một số phong tục ngày xưa làm lễ Xin Keo lấy 2 đồng tiền kênh thường là tiền ngày xưa được làm bằng bạc thật gieo vào trong một cái đĩa nếu một mặt úp mặt ngửa thì được có nghĩa là cái tên đã được ơn trên chấp nhận, thể hiện ước mong của ba mẹ về tương lai con cái, không trùng tên tổ tiên, ông bà & những bà con gần gũi. Nếu không cho có nghĩa là 2 mặt úp hết, hay ngửa hết, là không đồng ý, thì nên van vái xin lại 2 lần nữa, quá tam ba bận, nếu 3 lần mà không được thì xin tên khác những ngày nay họ thường bỏ qua tục lệ xin keo này.
Khi đã xin xong được sự đồng ý của gia tiên thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái, tỏ lòng biết ơn.
Cách bài trí mâm cúng đầy tháng cho bé
Gồm 2 bàn mâm trên cao hơn mâm dưới tầm 5 đến 10 phân, gồm xôi chè, trái cây & hoa quả, lễ vật cúng mụ, nên nhớ “Đông bình tây quả” phía đông là bình bông, phía tây là đĩa trái cây.
Mâm dưới gồm con gà mà mâm cơm cúng, bày trí sao cho hài hào, nhìn cân đối, mang tính thành kính, tôn nghiêm, nhớ có đầy đủ chén đủa, muỗng, trà, nước súc miệng, gạo, muối, hương đèn.
Thời gian cúng vào buổi sáng sớm, hoặc buổi chiều tối
Tục làm phép kết thúc thời gian ở cử
Tiếp theo là tục lệ làm phép kết thúc thời gian ở cử, bạn mang nồi nước sôi ra đễ giữa nhà và bạn bỏ cây đinh nung đỏ vào cho khói bay ra, rồi bắt mẹ bế đứa cháu ra bước qua, bước lại nếu là con trai thì 7 lần, nếu là con gái là 9 lần, làm phép để tẩy ếu, khai trừ, những cái dơ bẩn trước khí sinh. sau lễ cúng này mẹ & em bé có thể đi xung quanh nhà được, không bị hạn chế bởi các phòng khác trong gia đình, cũng như bà mẹ cũng có thể ra ngoài đi chợ được, & sau lễ này thì người mẹ đi chợ lần đâu tiên mua một ít muối, và gạo mở hàng, & giã vờ làm rơi một ít tiền tùy thích mà không lượm lại & bỏ đi luôn, mục đích mong con được cơm no áo ấm, làm phước cho con.
Cuối cùng gần hết một cây hương chủ nhà, rót trà, khấn vái cảm tạ ơn trên, mang vàng mã đi đốt vẩy rượu, vãi gạo muối, ma não, kết thúc buổi cúng.
Cả gia đình, nội ngoại, anh chị em & bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành cũng như trao quà mừng cho bé.
Trên đây là bài viết về mâm trái cây cúng đầy tháng cùng các thông tin về buổi lễ! Hi vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra nếu bạn đang cần tìm một dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự phục vụ tốt nhất nhé!