Lễ Thất Tịch – là mùa tình nhân ở phương Đông. Đây là ngày Ngưu Lang Chức Nữ hay còn gọi được là ngày ông Ngâu bà Ngâu.
Ở một số nước Đông Á như tại Việt Nam và Trung Quốc thì ngày 7 tháng 7 Âm lịch được xem là ngày lễ Thất tịch, ngày ông Ngâu bà Ngâu hay là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Các bạn hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu về ngày lễ này thông qua bài viêt sau đây nhé!
Lễ Thất Tịch là ngày gì?
Nếu phương Tây có ngày 14 tháng 2 được xem là ngày lễ tình nhân (Valentine) thì ở tại phương Đông cũng sẽ có ngày lễ tình nhân riêng của họ đó chính là ngày Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch). Và ngày này cũng là ngày gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ.
Nguồn gốc của ngày Thất Tịch
Chuyện kể rằng khi xưa một anh chàng chăn trâu có tên là Ngưu Lang, hoàn cảnh nghèo khó và mồ côi cha mẹ. Lúc chăn trâu trên đồi anh đã phát hiện tại một hồ nước gần đó có bảy nàng tiên đang nô đùa. Trong số đó anh đã phải lòng cô tiên nữ trẻ nhất. Chú trâu của anh biết được bèn bày mưu cho anh cướp xiêm y của cô tiên nữ đó, để cho cô mãi ở chốn trần giang cùng với anh chàng. Cô gái ấy chính là Chức Nữ – con gái út của Ngọc Hoàng.
Khi đén giờ phải bay về trời, các chị cô đành phải bay về hết để lại nàng tiên nữ khóc lóc 1 mình loay hoay tìm đồ. Chàng Ngưu Lang lúc bấy giờ thấy mủi lòng bèn đem bộ xiêm y ra trả lại cho nàng & thú nhận tất cả. Đồng thời chàng cũng không quên thổ lộ tấm chân tình của mình và mong muốn lấy nàng làm vợ. Thấy chàng có vẻ là một người thật thà, dễ thương, chân thành nên Chức Nữ đồng ý. Kể từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.
Sau khi Ngọc Hoàng phát hiện đứa con gái út đã mất tích và sai binh lính xuống trần bắt con về trời. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã đem theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng Vương Mẫu đã biết được nên vạch ra ranh giới giữa hai cõi, đó là sông Ngân Hà. Tuy nhiên, Ngưu Lang lại nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về.
Cảm động trước tấm chân tình của 2 người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau vào mỗi năm một lần đó là ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo thành.
Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch trong văn hóa người phương Đông
Ngày Thất Tịch tại Việt Nam
Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) ở Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” – cách gọi Ngưu Lang & Chức Nữ trong văn hóa người Việt Nam. Trong ngày lễ Thất Tịch trời thường mưa rả rích trong suốt 1 ngày, gọi là mưa ngâu. Tương truyền đó cũng chính là nước mắt của Ngưu Lang & Chức Nữ khi được gặp nhau.
Điều đặc biệt với ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam đó chính là vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Theo những ghi chép lịch sử để lại, lúc này nhà vua đang ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị. Nên sau đó đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra là Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày này hàng năm, 1 lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà & trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu 2 người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ thì sẽ mãi mãi được bên nhau. Những năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam còn truyền nhau rằng, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp cầu nhân duyên. Những cặp đôi yêu nhau cũng sẽ càng thêm bền lâu còn người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân.
Ngày Lễ Thất Tịch tại Trung Quốc
Lễ Thất Tịch và chuyện về Ngưu Lang – Chức Nữ được bắt nguồn từ Trung Hoa. Cho đến nay ngày lễ này vẫn luôn là 1 ngày quan trọng với người dân Trung Hoa. Tại nơi đây được xem như cái nôi của ngày Thất Tịch, những hoạt động được diễn ra rất sôi nổi.
Vào thời trước đây, ngày này là lúc những cô gái chưa chồng cầu nguyện cho nàng Chức Nữ với mong muốn rằng mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh. Đặc biệt là thêu thùa dệt vải. Tại một số vùng khác, người con gái lại cầu nguyện để sau này sẽ lấy được 1 người chồng tốt, đồng thời tham gia các cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu…
Ngoài ra, những cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước & hy vọng nó không chìm, do cây kim tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành.
Một số nơi khác ở Trung Hoa đại lục, bảy người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong số những chiếc bánh, người ta sẽ giấu một cây kim, 1 đồng xu cùng một tờ giấy đỏ. Khi ăn, người nào có cây kim sẽ được trở nên khéo léo, còn người có đồng xu sẽ được giàu có, và cuối cùng người có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và hôn nhân hạnh phúc.
Ngày Thất Tịch tại Hàn Quốc
Lễ Thất Tịch của người Hàn Quốc hay còn được gọi là lễ Chilseok, ý nghĩa của ngày lễ này cũng khá là khác biệt so với Trung Quốc. Lễ Chilseok của người Hàn thường rơi trúng vào mùa mưa, sau khi khoảng thời gian nắng nóng khắc nghiệt đi qua. Vào ngày lễ này, nước mưa còn được người dân Hàn Quốc gọi là nước Chilseok, họ sẽ tắm dưới dòng nước mưa này để mong cầu có 1 sức khỏe tốt.
Ngoài ra, mùa này cũng là thời điểm mà các loại nông sản trở nên phát triển mạnh, vì thế dưa chuột, dưa hấu hay bí ngô được dùng rất nhiều trong mùa lễ. Đặc biệt, trong lễ Chilseok người Hàn còn hay ăn mì & bánh nướng, Chilseok cũng là lễ hội để thưởng thức những món ăn ngon làm từ lúa mì. Vì người Hàn cho rằng khi lễ Chilseok qua đi thì những cơn gió lạnh sẽ ập tới, làm hỏng hương vị của lúa mì.
Một số lưu ý trong ngày lễ Thất Tịch
Kiêng làm lễ cưới
Tránh tổ chức đảm cưới, hay dám hỏi vào ngày Thất Tịch nếu tổ không sẽ mang đến vận xui cho gia đình hai bên. Vì tuy Ngưu Lang – Chức Nữ có yêu nhau sâu đậm nhưng kết quả lại không được ở bên nhau, chính vì vậy nên tránh tổ chức đám cưới vào ngày này.
Ngoài ra lễ Thất Tịch rơi vào tháng Cô Hồn và cũng chính là thời điểm mưa ngâu, không khí ảm đạm nên không tốt để tổ chức lễ cưới xin.
Không nên làm điều ác
Vào ngày nàu chúng ta không nên làm những điều ác để tình yêu thăng hoa hơn, cát lành hơn. Ngày này thể hiện tình yêu chân thành & sâu đậm chính vì vậy các cặp đôi nên khéo léo thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Trao gửi yêu thương tự nhiên tâm sẽ an yên và hạnh phúc.
Kiêng cử quan hệ nam nữ
Ngày Thất Tịch những cặp đôi có thẻ trao gửi yêu thường bằng những món quà, bằng những lời nói yêu thương ngọt ngào để gia tăng thêm tình cảm nhưng không nên quan hệ nam nữ. Vì vào ngày này âm khí rất mạnh, đặc biệt lễ thất tịch còn trùng vào tháng Cô Hồn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tinh cảm con người.
Không nên xây sửa nhà vào tháng này
Không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch mà trong tháng 7 Cô Hồn mọi người cũng nên kiêng xây dựng nhà cửa vì tháng này là tháng mưa ngâu. Mưa nhiều nên khi thi công xây dựng các công trình thường gặp trở ngại làm chất lượng bị ảnh hưởng. Tháng này còn có thể gây ảnh hưởng đến gia trạch.
>> Xem thêm: Ý nghĩa phong thủy và sự tích cóc ba chân
Hy vọng với bài viết trên về Ngày Lễ Thất Tịch của Đồ Cúng Tâm Linh có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc gì hay cần đặt mâm cúng các loại, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!