ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Đẹp – Đơn Giản

03/12/2020

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về thì trên bàn thờ gia tiên của gia đình Việt đều có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả bao gồm những gì, có ý nghĩa ra sao trong ngày Tết, hướng dẫn bài trí mâm ngũ quả đẹp mắt sau đây của Đồ Cúng Việt sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn nhé.

Cách lựa chọn trái cây đẹp mắt cho mâm ngũ quả

Những loại quả được bày trên mâm ngũ quả cũng chứa những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:

  • Lê: ngọt mát mang ý việc gì cũng xuôi chèo mát mái.
  • Quả trứng gà (lekima) có hình trái đào tiên: lộc trời.
  • Bưởi, dưa hấu: căng tròn đầy đặn, hứa hẹn một năm mới đủ đầy ngọt ngào, may mắn.
  • Hồng, quýt: màu sắc mạnh mẽ, biểu tượng cho sự thành đạt, hồng phát.
  • Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, mang nghĩa là vừa vặn không thiếu.
  • Sung: gắn với biểu tượng sung mãn, khấm khá.
Cách lựa chọn trái cây đẹp mắt cho mâm ngũ quả
  • Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, an khang thịnh vượng.
  • Lựu: nhiều hạt căng mọng, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
  • Đào: thể hiện sự thăng tiến.
  • Táo loại trái to màu đỏ: mang ý nghĩa phú quý.
  • Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
  • Xoài: có âm như là “xài” cầu mong cho tiêu xài không thiếu…

Đa số những mâm cúng theo phong tục truyền thống, lễ tết người Việt đều dùng trái cây dâng cúng. Ví dụ như tết Nguyên Đán, thôi nôi, đầy tháng, khai trương, cúng nhà cúng đất, cúng rằm trung Thu, …

Dâng lên thần linh, gia tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng thành kính cùng ước muốn những điều tốt đẹp. Cầu mong vạn sự bình yên sẽ đến với gia đình.

Mâm ngũ quả dâng cúng còn biểu trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và cùng phát triển.

Hình ảnh mâm trái cây năm màu với 5 loại trái cây riêng biệt. Thể hiện ước mong đạt được “Ngũ phúc lâm môn”. “Ngũ” có nghĩa là năm, còn “Phúc” là phúc phận, lộc tài, “Lâm”  là mang đến, mang tới. và “Môn” là cửa. Được hiểu là 5 loại chúc phúc cùng đến nhà. Bao gồm phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe) và ninh (bình an).

Ngoài ra còn tượng trưng cho ngũ hành tương sinh: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ. Là mối tương tác và quan hệ của vạn vật trên cõi đời. Ngũ hành tương sinh tương trợ nhau phát triển.

Ngày nay, các loại trái cây vô cùng phong phú và người ta cũng không quá cứng nhắc “ngũ quả” nữa. Nên mâm ngũ quả cũng ngày càng phong phú hơn và có thể tăng lên thành bát, cửu, thập quả… Nhưng dù bày biện bao nhiêu loại quả thì người ta vẫn đặt đó là mâm ngũ quả.

>>> Xem thêm: Gợi Ý Mâm Cúng Khai Trương Công Ty, Cửa Hàng Mới Đơn Giản

Mâm ngũ quả phong cách 3 miền

Trái cây được sử dụng trong các mâm cúng của người Việt. Do thuộc tính canh tác nông nghiệp ở những khu vực sinh sống khác biệt. Nên ảnh hưởng về hoa trái vùng miền có nhiều cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau.

Mâm ngũ quả phong cách miền Bắc

Theo phong tục của người miền Bắc, mâm ngũ quả được trình bày theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Do đó mâm ngũ quả được theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Các loại quả được bố trí sắp xếp xen kẽ nhau.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc bao gồm những loại quả như: chuối xanh, bưởi (hay phật thủ), quýt, thanh long, táo, ớt…

Mâm ngũ quả phong cách miền Bắc

Mâm ngũ quả phong cách miền Nam

Với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”, người miền Nam thường bày mâm ngũ quả tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Mỗi chữ cũng là đại diện cho những loại quả chính được bày trí trong mâm ngũ quả của người miền Nam.

Ngoài những loại quả chính này thì còn có thể đặt vào mâm ngũ quả các loại quả như thơm (quả dứa) với ý nghĩa mỗi năm con cháu đến sum họp quây quần về nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng mang ý nghĩa đem lại may mắn đủ đầy cho gia đình.

Mâm ngũ quả phong cách miền Nam

Mâm ngũ quả phong cách miền Trung

Với khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân miền Trung cũng không quá cầu kỳ hình thức và mâm ngũ quả thường là có gì cúng nấy và thành tâm dâng kính tổ tiên. Cũng vì thế mà mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, loại quả gì cũng được miễn là tươi ngon.

Mâm ngũ quả phong cách miền Trung được bày trí đơn giản theo hình thức quả to, quả nặng đặt dưới. Những quả nhỏ hơn đặt lên trên hay xen kẽ vào chỗ trống. Có thể nói mâm ngũ quả ở miền Trung là sự giao thoa những loại quả của miền Bắc và miền Nam như: thanh long, chuối, dứa, sung, cam, quýt, dưa hấu, mãng cầu, …

Mâm ngũ quả phong cách miền Trung

Một vài lưu ý khi trưng bày mâm ngũ quả

Cúng trái vừa chín tới không quá chín hay còn xanh, nếu còn cuống và lá thì càng tốt. Không bày trái có gai hay nặng mùi. Không nên rửa hoa quả cúng sẽ làm mau hư, bạn hãy lau sạch trái bằng khăn ẩm.

Bạn nhớ lựa chọn các loại trái màu sắc hài hòa, tươi mới không dập úng.

Những loại trái cây có màu sắc lạnh như bưởi, chuối xanh, dưa hấu, xoài, dừa,…tượng trưng cho âm. Còn những trái mang gam màu nóng như dứa, ớt, hồng, cam, quýt,…tượng trưng cho dương. Cân bằng màu sắc theo âm dương hài hòa, và tạo nên sự thẩm mỹ phù hợp nhất.

Ưu tiên những quả to và cứng nhất ở phía dưới, càng lên trên là những quả nhỏ, và mềm mọng dần. Mâm quả sẽ có sự khác nhau trong cách bài trí, nhưng những yếu tố cơ bản thì vẫn như vậy.

Cúng trái vừa chín tới không quá chín hay còn xanh, nếu còn cuống và lá thì càng tốt.

Đơn vị cung cấp mâm ngũ quả đẹp mắt chuyên nghiệp ở đâu?

Trên đây là những thông tin Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh đã sưu tầm, chọn lọc gửi đến quý khách hàng. Mong rằng sẽ giải đáp được những thắc mắc của quý vị về chuẩn bị mâm ngũ quả. Sao cho bắt mắt hợp phong thủy đón nhiều tài lộc đến với gia đình mình.

Nếu bạn đang có nhu cầu về mâm ngũ quả cúng trọn gói đầy đủ lễ vật phục vụ tận nơi. Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline để được trải nhiệm những dịch vụ tốt nhất. Với nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng phục vụ tận tình nhé!

HOTLINE
0937611504