Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh tham khảo ngay những thông tin về ý nghĩa, lễ và bài cúng rằm, văn khấn thổ công và gia tiên mùng 1, rằm hàng tháng chuẩn nhất. Đảm bảo đúng lễ nghi cầu bình an, vạn sự tốt lành cho tiền tổ gia tiên và gia chủ.
Truyền thống khấn thổ công và gia tiên mùng 1
Phong tục cúng thổ công vào các ngày mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng (hay thực hiện bài cúng 30, 14 hàng tháng) có từ xa xưa như là một truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp, nhằm ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên. Vào khoảng thời gian này hầu hết gia đình người Việt nào cũng chuẩn bị lễ cúng chu đáo và khấn bái cúng tổ tiên.
Sắm lễ vật cúng gia tiên mùng 1, rằm 15 gồm có gì?
Việc chuẩn bị lễ và văn khấn ở mỗi địa phương có một phong tục, cách thức khác nhau. Nhưng về cơ bản nó là sự thể hiện lòng thành và kính cẩn đến những người đã khuất, cội nguồn của mình. Tuy nhiên, thông thường lễ và văn khấn mùng 1 đầu tháng, cúng ngày rằm thờ tổ tiên, thổ công tại nhà.
Đối với việc sắm lễ vật cúng gia tiên thổ công ngày rằm hàng tháng không quá cầu kỳ và lại khá đơn giản so với các ngày lễ rằm tháng giêng, cúng rằm tháng 7 hoặc, rằm tháng 8, mùng 1 tết … Sắm các món lễ vật sẽ do tùy tâm, điều kiện của con cháu để sắm. Có thể là sản vật của nhà làm nên hay có thể mua sắm đồ tươi ngon nhất dâng kính lên ông bà tổ tiên.
Thường cúng rằm 15 hàng tháng hay ngày mùng một là để cầu mong sự thanh tịnh nên chủ nhà nên chọn lễ chay là: hương, hoa quả và bánh kẹo. Nếu gia đình nào muốn cúng thêm lễ thì có thể sắm thêm lễ chay hay mặn cũng không sau: thịt luộc hay gà luộc, rượu, các món mặn. Chú ý không chọn loại trái còn xanh, nước không dùng nước lã và hoa phải tươi.
Đối với phong tục hóa vàng mã thì đây là quan niệm trần sao âm vậy để mong ông bà có thể an nhàn mà không lo tiền bạc, có chi phí. Đối với đạo Phật thì không quan niệm hóa vàng là báo hiếu. Nhưng dù sao đó là cũng là truyền thống nên vẫn thường được mọi người lưu giữ.
Nhìn chung sắm lễ ngày mùng 1 và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị. Cũng có thể sắm lễ chay cúng rằm mùng 1 ý nghĩa nhưng cần bảo đảm các thủ tục cơ bản để có một ngày lễ cúng rằm, mùng 1 báo hiếu, cát lành.
>>> Xem thêm: Bài Văn Khấn Ngày Rằm Gia Tiên, Thần Linh Hàng Tháng
Mẫu văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm mùng 1 hàng tháng
Để có thể thực hiện được nghi lễ cúng gia tiên thổ công ngày rằm mùng một hàng tháng. Thì chắc chắn ngoài chuẩn bị lễ vật ra thì bạn sẽ cần phải biết cách cúng sao cho đúng nghi lễ, cũng như chuẩn bị văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm, bài cúng chu đáo để thỉnh mời ông bà, tổ tiên về chứng giám. Với bài khấn mùng 1 ngày rằm hàng tháng. Gia chủ có thể dùng văn cúng nôm hay văn khấn gia tiên ngày mùng 1 hàng tháng bằng âm hán… tùy theo khả năng để làm lễ rằm, mùng 1.
Trong gia đình người Việt thường sẽ có 2 loại bàn thờ đó là: cúng thờ gia tiên và thờ thổ công (ông Công). Trong đó về thứ tự cúng bái thì sẽ phải thực hiện nghi lễ cúng thổ công trước sau đó sẽ đến thỉnh mời gia tiên sau.
Đối với văn khấn ngày rằm mùng 1 hàng tháng khác nhau giữa bài cúng thổ công và bài khấn mùng 1 gia tiên. Đồng thời, nếu khấn ngoài chùa thì sẽ có bài văn khấn ngày mùng một tại nhà, ngày rằm hàng tháng khác so với lễ khấn, cúng tại nhà. Sau đây là bài văn khấn thổ công và gia tiên ngày mùng 1,15 rằm hàng tháng bạn có thể tham khảo:
1. Văn khấn thổ công ngày mùng 1, rằm hàng tháng
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần) (3 lạy)
Con kính lạy 9 phương Trời, 10 Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con tên là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay vào ngày … tháng … năm … tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần) (3 lạy)
2. Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng 1 và ngày thường
Nam mô a di Đà Phật (x 3 lần)
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Cùng các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay vào ngày …. tháng ….. năm …..âm lịch tức ngày…. Tháng… năm…. Dương lịch
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại (đọc rõ số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố) cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp cho toàn gia an lạc, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều được bình an, mạnh khỏe, an khang thịnh vượng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, sở cầu như ý, sở nguyện trong tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ.
Phục duy cẩn cáo!
Lưu ý khi dùng đồ lễ cúng mùng một, rằm sau khi cúng
Đồ lễ sau khi cúng cần phải được nâng niêu và biết cách dùng để không bất kính, gây lãng phí lộc gia tiên, các vị thần.
- Đối với lễ cúng gia tiên và thổ công ngày rằm mùng 1 sẽ chờ cho hết hương có thể hạn nước, hoa quả, nước thì dải xuống đất hay hất lên trời (mái nhà). Nếu muốn uống thì phải đổ sang cốc khách mới được uống. Không được uống bằng cốc dùng để thờ. Hoa không nên để héo khô trên bàn thờ và trước khi bỏ qua thì nên cho vào túi ni lông riêng biệt và cho vào thùng rác
- Đối với lễ chùa sau khi khấn xong cần chờ hết tuần hương mới có thể xin thụ lộc về nhà và tán lộc cho chùa.
Lễ cúng ngày rằm, mùng một hàng tháng là một trong tập truyền thống, hiếu đạo thành kính của cháu con đôi với người đã mất và thần linh, thổ địa. Lễ này là lễ được các gia đình thực hiện khá đầy đủ và không quá cầu kỳ bảo đảm sự thanh tịnh.
Hy vọng những chia sẻ về ý nghĩa, sắm lễ cùng các bài cúng văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm, mùng một hàng tháng của Đồ Cúng Tâm Linh bên trên. Có thể giúp cho bạn hiểu hơn về phong tục tập quán, cũng như sắm lễ và thực hiện được các nghi lễ đúng cách, bảo đảm sự thành kính vừa cầu mong sức khỏe, an lành và tài lộc đến nhà.