ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Tìm Hiểu Về Các Lễ Cúng Cuối Năm Theo Phong Tục Cổ Truyền

03/12/2020

Vào khoảnh khắc cuối năm, khi chuẩn bị chuyển giao một năm mới. Các gia đình đều rất bận rộn với nhiều công việc phải thực hiện. Một trong số những việc phải chú ý thực hiện đó là các lễ cúng cuối năm theo phong tục dân tộc vào dịp Tết. Vậy những lễ cúng đó là gì hãy cùng tìm hiểu ngay cùng Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hôm nay.

Lễ Cúng Giao Thừa, Cúng Tất Niên Cuối Năm

Lễ Cúng Giao Thừa, Cúng Tất Niên Cuối Năm
Lễ Cúng Giao Thừa, Cúng Tất Niên Cuối Năm

Cúng tất niên chính là một trong những lễ cúng cuối năm dùng để đánh dấu việc kết thúc một năm cũ đã qua. Và chuẩn bị bước sang một năm mới.

Đây chính là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp đặc trưng của dân tộc Việt Nam

Tất niên sẽ được tiến hành vào đúng chiều ngày 30 Tết âm lịch. Và đây là thời gian mà mọi người vây quần bên nhau. Cùng nhau đón giao thừa và cùng mừng năm mới bên cạnh nhau.

Nhắc đến việc cúng Tất niên thì mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cảm thấy hào hứng.

Sau một năm 365 ngày làm việc mệt mỏi và vất vả. Thì chiều ngày 30 Tết cùng với bữa cơm cúng Tất niên. Mọi người ngồi quây quần lại bên nhau và chuẩn bị đón năm mới.

Cho nên, mâm cúng tất niên không nên bày biện quá hoa mĩ hay cầu kỳ. Chỉ cần bạn có tâm cúng vái những món đồ gần gũi với gia đình mình.

Các hộ gia đình hiện nay đều cúng tất niên ở trong nhà. Để tạo nên sự ấm cúng cũng như thể hiện sự tri ân thần thánh cùng tấm lòng của con cháu đến tổ tiên.

>>> Xem thêm: Bài văn khấn cúng Lễ Tất niên cuối năm chuẩn nhất

Lễ Cúng Ngày Rằm Tháng Chạp Cuối Năm

le cung cuoi nam

Lễ Cúng Ngày Rằm Tháng Chạp Cuối Năm

Ngày rằm tháng Chạp hay còn gọi là rằm tháng 12 âm lịch. Được xem là lễ cúng rằm cuối năm.

Trong năm có 3 ngày Rằm được cho là lớn gồm: ngày rằm tháng Giêng, ngày rằm tháng Bảy và ngày rằm tháng Chạp.

Theo quan niệm của người Việt xưa, ngày rằm được tính theo âm lịch vào ngày 15 âm lịch hàng tháng.

Thông thường các gia đình có thể cúng vào chiều ngày 14 âm lịch hay sáng ngày 15 âm lịch.

Việc sắm lễ cúng ngày rằm tháng Chạp được mọi người chuẩn bị kỹ lưỡng. Các món lễ vật có thể chuẩn bị mâm chay hay mặn và nhiều nơi cúng kèm mâm cơm gia đình.

Đối với lễ cúng chay dâng lên những vị thần linh và tổ tiên bao gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hay đèn dầu, tiền vàng…

Đối với lễ cúng mặn bao gồm: Thịt luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả và các món mặn khác…

Cúng gà được nhiều gia đình chọn lựa. Quan niệm dân gian của người Việt, gà trống biểu trưng cho các đức tính Trí, Dũng, Nhân.

Gà trống mỗi sáng sớm đánh thức vạn vật thức giấc và chào đón ánh mặt trời bình minh. Sự oanh hùng, vẻ đẹp của chú gà trống vào buổi sáng làm cho vạn vật đều nể trọng.

Do đó, vào các ngày lễ người Việt thường làm cỗ lễ với một chú gà trống.

Lễ Cúng Tạ Đất Vào Cuối Năm

Lễ Cúng Tạ Đất Vào Cuối Năm

Đối với người Việt Nam, lễ cúng cuối năm tạ thần thổ địa (hay cúng tạ đất). Thường được làm sau ngày rằm tháng Chạp, và trước ngày ông Công ông Táo.

Theo tâm linh của người Việt, Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) cai quản một vùng đất nào đó.

Khi phát sinh việc có đụng chạm đến đất đai hay nhà cửa. Như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì ta phải cúng những vị thần này.

Thổ Công (Thổ Địa hay Thổ thần) là vị thần quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công để xin phép cho gia tiên về.

Lễ cúng tạ đất được tiến hành để bày tỏ lòng biết ơn chủ nhà đối với Thổ Công (Thổ Địa hay Thổ thần). Còn cả ông bà Tổ tiên, và cả thần linh trong nhà. Mong những vị Thần và Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình sẽ có một năm mới yên lành.

Lễ tạ ơn những vị thần linh bản gia trên mảnh đất mà mình đang sinh sống rất cần thiết. Nó có ảnh hưởng tâm linh một phần nào đó đến những người đang sinh sống, làm việc trên mảnh đất, căn hộ.

Lễ Cúng Ngày Tiễn Ông Táo Về Trời

 

Lễ Cúng Ngày Tiễn Ông Táo Về Trời

Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp, người dân chuẩn bị lễ cúng cuối năm cho ông Công ông Táo. Nhằm tiễn ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) lên chầu trời. Báo cáo cùng với thiên đình những việc tốt xấu của chủ nhà trong một năm đã qua.

Do đó, người ta thường làm lễ để tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể. Tục lệ cúng Táo quân vào cuối mỗi năm cũng từ đó mà ra.

Như mọi lễ khác lễ cúng ông Công ông Táo cũng đủ lễ vật thông thường. Các gia đình có thể chuẩn bị thêm một số giấy tiền vàng bạc. Và cúng cá chép giấy đối với đình không cúng cá chép sống.

Cơ sở nào cấp các mâm lễ cúng cuối năm giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí?

Không phải tìm kiếm xa xô. Công ty Đồ Cúng Tâm Linh là đơn vị cung cấp mâm cúng trọn gói chuyên nghiệp. Chi nhánh Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh phủ sóng nhiều ở khắp các tỉnh thành.

Dịch vụ mâm cúng của chúng tôi đa dạng và đầy đủ, giá cả phải chăng. Đặc biệt tư vấn nhiệt tình giao hàng miễn phí tận nơi, nhiệt tình và nhanh chóng.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc. Hân hạnh phục vụ quý khách hàng.

HOTLINE
0937611504