ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Ý Nghĩa Của Việc Thờ Cúng Trong Tín Ngưỡng Văn Hóa Việt Nam

18/12/2020

Từ xa xưa người Việt đã có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng. Do vậy ý nghĩa của việc thờ cúng theo tín ngưỡng văn hóa là gì? Đồ Cúng Tâm Linh xin gửi đến bạn đọc bài viết ý nghĩa của việc thờ cúng theo tín ngưỡng truyền thống để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỜ CÚNG THEO TÍN NGƯỠNG NGƯỜI VIỆT NAM

thờ cúng ông bà tổ tiên
Ý nghĩa của việc thờ cúng

Tóm lại Vấn đề thờ, cúng và lễ bái là những biểu tượng tín ngưỡng mang giá trị chẳng những về phương diện hình thức và còn hữu ích không hề nhỏ về phương diện tâm linh. Thờ, cúng và lễ bái là nhu cầu cần thiết cho mỗi con người, không thể thiếu trong việc tu tập đào tạo, rèn luyện đạo đức làm người. Vấn đề trên chẳng những cần thiết cho mỗi cá nhân mình, cho gia đình mình trong đời này. Mà hơn nữa, đây cũng chính là một nhu cầu hữu ích cho thế hệ con cháu mai sau. Chẳng những thế vấn đề THỜ, CÚNG & LỄ BÁI còn là một yếu tố cần thiết trong việc tạo dựng nhân lành cho cuộc sống mình ở kiếp sau. Điều này rất quan trọng kể cả về hình thức lẫn nội dung, kể cả sự tướng cho đến lý tánh, để chúng ta và tất cả chúng sanh sớm được giải thoát phiền não khổ đau. Và được an nhiên, tự tại trong sự giác ngộ.

Thờ ở đây nhằm thể hiện sự tưởng niệm, và tỏ bày lòng Tôn Kính dâng lên các bậc Tổ Tiên. Cùng các vị Thánh Đức mà mình đã gởi trọn niềm tin. Người Thờ Cúng và Lễ Bái là tự tạo điều kiện giao cảm, thiết lập điểm tựa cho Tâm Linh giữa họ cùng với Bề Trên mỗi khi cảm thấy tâm hồn lạc lỏng mà chính họ cần đến quyền năng hỗ trợ của Tiền Nhân. Thờ ở đây còn là một hình thức để giáo dục gia đình, và nhắc nhở con cháu ý niệm được bổn phận làm người đối với bề trên trong sự nghiệp kế thừa Truyền Thống. Hình Thức Thờ Tự cũng là tạo phương tiện cho con cháu noi gương đức hạnh của Tiền Nhân để soi sáng cõi lòng tu tâm dưỡng tính.

bàn thờ
Thờ cúng giúp con cháu noi gương đức hạnh của Tiền Nhân để soi sáng cõi lòng tu tâm dưỡng tính.

Cúng ở đây nhằm tri ân công đức sâu dầy của Tổ Tiên, của Thánh Hiền đáng kính cùng với sự dâng hiến lễ vật quý trọng và mong cầu ơn trên chứng giám, gia hộ. Ngoài ra Cúng kỵ còn tăng trưởng phước đức Ông Bà cho dòng họ Cháu Con. Và tăng trưởng Đạo Lực giải thoát cho Tín Đồ qua hệ thống Tâm Linh làm cầu nối giữa người nguyện cầu với các bậc Tiền Nhân Thánh Đức. Có thể nói Cúng Kỵ rất cần thiết cho việc giáo dục gia đình ý niệm Truyền Thống Tổ Tiên, lý tưởng Giống Nòi và làm tròn nghĩa vụ Đạo Đức con cháu. Muốn bồi dưỡng cho Tâm Linh lành mạnh, người Đạo Đức và Hiếu Nghĩa không thể không Thờ, Cúng và Lễ Bái Tổ Tiên, Chư Phật cùng các Thánh Hiền.

Lễ Bái ở đây nhằm báo ân với cung cách quy ngưỡng, hướng về. Cũng như noi gương đức hạnh cao quý và ý chí giác ngộ của các bậc Tôn Kính để tu tập. Người Lễ Bái mong cầu sau này kế thừa xứng đáng sự nghiệp của các bậc Tiền Nhân trên con đường giác ngộ và giải thoát khổ đau sanh tử. Phận làm cha mẹ cần phải giải thích cho con cháu hiểu rõ được ý nghĩa và giá trị Thờ, Cúng và Lễ Bái. Con cháu nhờ đó tiếp nối sự nghiệp Thờ, Cúng và Lễ Bái của Tổ Tiên sao cho đúng đạo lý.

Theo truyền Thống Văn Hóa Việt Nam, Vấn đề Thờ, Cúng và Lễ Bái là hình ảnh linh động nhất, cao quý nhất và sâu đậm nhất của một Dân Tộc có hơn Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Hình ảnh Thờ, Cúng và Lễ Bái làm sống dậy tinh thần Hiếu Nghĩa cùng Đạo Đức Nhân Luân của con Lạc cháu Hồng, một Việt Nam bất diệt.

NGUỒN GỐC CỦA VIỆC THỜ CÚNG THEO TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

ý nghĩa của viêc thờ cúng
Nguồn gốc của việc thờ cúng

Chúng ta là người Á Đông, ý thức được huyết thống giống nòi, và nhận chân được sự liên quan chặt chẽ của hệ thống Tâm Linh trong quá trình chuyển hóa luân lưu. Nhất định phải có bàn thờ Ông Bà tổ tiên trong nhà để làm điểm tựa tinh thần. Mặc dù bàn thờ đó lớn hay nhỏ tùy vào hoàn cảnh của mỗi người.

Ngày Tết về, sắp đặt ban thờ tổ tiên. Hiểu về ý nghĩa văn hóa, tâm linh, cung kính thắp nén hương thơm để khói nhang trầm lan tỏa. Tạo nên một bầu không khí thiêng liêng mà ấm cúng. Để thấy ngày hôm qua như hiện diện cùng với ngày hôm nay, thấy tình cảm gia đình, dòng họ thêm gắn kết, và thấy mọi ước nguyện hạnh phúc được gửi gắm. Thấy được niềm tin chờ mong vào ngày mai tốt đẹp sẽ đến. Điều đó thực sự mang lại sự thanh thản và bình an trong tâm hồn mỗi người.

Chúng ta thờ cúng Tổ Tiên là để tri ân và báo ân những bậc Cha Ông đã dày công sanh trưởng cuộc đời mình. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo nên xã hội và giòng họ. Chúng ta thờ Tổ Quốc là để tri ân và noi gương những bậc anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự sống còn của giống nòi. Chúng ta thờ Phật là để quy ngưỡng hướng về những bậc đã giác ngộ và giải thoát. Nhờ các Ngài dẫn dắt chúng ta và chúng sanh vững vàng bước đi trên con đường Thánh Thiện.

Bàn thờ Ông Bà tổ tiên không được thiết lập làm biểu tượng thì con cháu không biết nương vào đâu để thể hiện được lòng hiếu thảo. Đối với Tổ Tiên và bàn thờ Phật không được an vị trang nghiêm thì các đệ tử cũng chẳng biết nương tựa vào nơi nào để bộc lộ được lòng tôn kính đối với bậc Thầy chứng ngộ. Khác nào trên mộ lại không có đặt vòng hoa tưởng niệm. Thì những người còn sống làm sao có thể tỏ bày được lòng tri ân đến những người đã hy sinh vì đại nghĩa. Con người cần phải có điểm tựa để an tâm, mặc dù điểm tựa đó bằng bất cứ loại hình thức nào.

Chúng ta chưa phải là Thánh Nhân do đó nghi lễ, cung cách Thờ Cúng và Lễ Bái rất cần thiết cho việc tu thân, giáo dục gia đình. Và hướng dẫn cho con người làm tròn bổn phận trong xã hội loài người, nhất là con người ở vào thời đại văn minh. Như vậy phải Thờ thế nào cho đúng nghĩa?

Như vậy trên bàn thờ, chúng ta không thể không thắp hương, đốt đèn, cắm hoa tươi v.v… là những Vật Thể biểu tượng được ý sống và nghĩa sống. Làm tăng thêm sự uy nghiêm, tôn kính và linh động đối với chư Phật, chư Tổ, Thánh Hiền hay đối với Tổ Tiên Ông Bà qua sự linh ứng biểu trưng này. Trên bàn thờ, những Hình tượng, những nén hương, những đôi nến, và những cành hoa tươi v.v… đều là những kết nối giao cảm quan trọng giữa Tâm Linh của Ông Bà Tổ Tiên, của chư Phật mười phương. Cùng với Tâm Linh của Môn Đồ Đệ Tử và của họ hàng con cháu.

Hy vào với bài viết giải thích về ý nghĩa việc thờ cúng trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam bên trên có thể mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Ngoài ra nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu gì về dịch vụ đồ cúng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất nhé!

HOTLINE
0937611504