Từ thời xa xưa cho đến nay, lễ cúng đầy tháng là một nghi thức rất quan trọng để khẳng định sự tồn tại của một thành viên mới trong gia đình. Các quốc gia đều có phong tục tập quán chung. Nhưng đối với người Hoa thì lễ cúng đầy tháng để tạ ơn 12 Bà Mụ đã có công tạo và bảo vệ các bé là rất quan trọng. Bạn là người Hoa, và bạn muốn có 1 mâm cúng đầy tháng người Hoa nhưng lại không biết cần phải chuẩn bị những gì? Sau đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ gửi đến bạn thông tin về mâm cúng đầy tháng của người Hoa có gì và lễ cúng cúng như tập tục nhuộm đỏ trứng trong lễ cúng đầy tháng của người Hoa nhé!
Ý nghĩa về mâm cúng đầy tháng của người Hoa
Lễ cúng đầy tháng cho bé được tổ chức long trọng, và kèm theo một bữa tiệc tụ tập tất cả gia quyến cùng bạn bè. Theo truyền thống, trong lễ đầy tháng 1 người cậu đằng mẹ sẽ đặt cho nó một cái tên biệt danh cùng với ý nghĩa tục như: con chó, hay con mèo…
Theo quan niệm dân gian xưa, thì những đứa trẻ dễ thương nhất trong gia đình thường bị ma quỷ ám, để bảo vệ cho nó người ta thường (giao cửa) cho người hàng xóm. Bất cứ 1 sự bày tỏ tình cảm nào của bố mẹ nó đều là không nên. Khi đứa bé lớn lên, bố mẹ nó không làm ra vẻ phấn khởi vì sự trưởng thành của nó do theo quan niệm của người Hoa, làm như vậy để nhằm tránh sự ghen tỵ của ma quỷ. Sở dĩ người ta đặc biệt hiệu cho đứa bé là tên những con vật để ma quỷ không biết nó là người, tên thật của đứa bé chỉ được viết ra cho đến khi nó trưởng thành.
Người Hoa chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé ra sao?
Trong lễ đầy tháng, người Hoa có tục nhuộm đỏ quả trứng gà luộc nhằm cúng tạ ơn bà mẹ sanh (12 bà mụ).
Trước đây người Hoa còn có tục lệ khi đứa trẻ đến tuổi đi học. Ngoài việc chọn ngày tốt cho nó đến trường, người mẹ còn làm bánh (pót chay) làm bằng bột nếp nên dẻo & dính. Người mẹ xúc từng khúc bánh cho đứa bé ăn vào ngày đầu tiên đến trường để cầu mong nó siêng năng học tập, chăm chỉ đến nỗi lúc nào cũng ngồi học (dính) vào ghế chứ không ham chơi và lười biếng.
Ngày nay, những gia đình người Hoa thường tổ chức lễ sinh nhật, đầy tháng cho các cháu bé theo nếp sống mới, những hủ tục mê tín dị đoan hầu như đã bị bãi bỏ. Các tập tục như trọng nam khinh nữ được bài trừ, con trai, và con gái được đối xử quý mến như nhau.
Cách tính ngày để cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái của người Hoa như thế nào?
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé tương đối là đơn giản. Trong dân gian có câu “gái lùi 2, trai lùi 1” tức là nếu bé gái thì ta lùi lại 2 ngày so với ngày sinh của bé. Còn đối với bé trai ta lùi lại 1 ngày so với ngày tròn tháng của bé. Ví dụ thực tế như sau: Bé sinh ngày 17/11 âm lịch thì sẽ cúng đầy tháng cho bé vào ngày 15/12 đối với bé gái và vào ngày 16/12 đối với bé trai. Thông thường ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo ngày âm lịch âm.
Nghi thức khai hoa
Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương & bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bế đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm 1 cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:“Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Nghi thức đặt tên cho bé
Sau khi cầu chúc những điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy hai đồng tiền cổ làm bằng bạc thật & gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có 1 mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám & ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hay 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì cần phải đặt tên khác cho trẻ. Ngày nay, khi sinh đứa bé ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm những thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.
Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ được tục này như một truyền thống gia tộc. Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế & kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua 1 nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) & sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để mong cầu cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được xem là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở một số ít gia đình.
Sau tất cả những nghi thức này là lời cầu chúc & lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như những vị khách tham dự tiệc mừng.
Tục nhuộm đỏ trứng trong nghi lễ cúng đầy tháng của người Hoa
Văn hóa của người Hoa và Việt Nam có rất nhiều các điểm tương đồng trong tập quán, tín ngưỡng do đó người Hoa hòa nhập rất dễ dàng vào xã hội người Việt. Thực tế, thì ngoài các điểm rất tương đồng trong văn hóa cùng tư tưởng. Người Hoa vẫn có những bản sắc riêng mà có thể khác biệt đôi chút với người Việt Nam, như những ngày lễ hội riêng trong tập quán tín ngưỡng của người Hoa (lễ Nguyên Tiêu, lễ Đông Chí, lễ vía Quan Công, lễ vía bà Thiên Hậu,…). Và 1 số quy chuẩn ứng xử của người Hoa trong 1 số tình huống cũng có thể sẽ khác đôi chút với người Việt.
Nói riêng về tập tục trong mâm cúng Đầy tháng cho trẻ sơ sinh người hoa còn có tục nhuộm đỏ quả trứng gà luộc nhằm cúng tạ ơn bà mẹ sanh (12 bà mụ). Màu đỏ mang ý nghĩa chúc cho đứa trẻ được số đỏ, may mắn và mạnh khoẻ cũng trong lễ đầy tháng ngoài việc biếu tặng cho họ hàng mỗi người hai hoặc bốn trứng nhu.
Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc và sung túc. Quả trứng tròn là biểu tượng của sự đầy đủ, vẹn toàn, viên mãn & mong muốn cuộc sống no đủ. Do đó, nhuộm trứng là 1 trong những tục truyền lâu đời, không thể thiếu trong nghi lễ cúng đầy tháng của người Hoa, nhằm cầu mong may mắn cho bé…
Hy vọng với bài viết về lễ cúng đầy tháng của người Hoa cũng như về mâm cúng đầy tháng có thể mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu cần đặt mâm cúng các loại hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh chúng tôi để nhận được dịch vụ đồ cúng tốt nhất nhé!
>> Xem thêm: Bài Văn Khấn Cúng Đầy Tháng Cho Bé