Trong ngành thu mua phế liệu, người mua hàng tin rằng lụm nhặt những thứ rác thải bẩn, cũ, hôi hám là làm cho tâm mình trong sạch hơn, là tạo phúc cho con cháu đời sau.
Với suy nghĩ: có phúc thì có phần. Vậy nên mỗi ngày dù mưa hay nắng, họ vẫn dãi dầu bám trụ theo nghề, cố gắng cực khổ mưu sinh.
Không phải họ không thể làm việc khác, mà họ tìn, sẽ có 1 ngày, “Tổ đãi”. Giá thu mua tăng cao họ sẽ kiếm được lời nhiều.
Nhiều người đã thu được lợi nhuận khủng từ thu mua phế liệu nhờ:
Làng mổ xác máy bay ở Bắc Ninh
Làng Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), lâu nay vẫn được biết đến như là một trung tâm phế liệu lớn nhất nhì ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Ở đây, người dân làng có thể thu mua bất kỳ loại phế liệu liên quan đến kim loại. Từ những bộ máy động cơ hỏng nát, những thùng sắt, biến áp cháy nổ… và thậm chí là những chiếc máy bay hỏng, tên lửa, thiết giáp và cả chiến hạm. Ngoài ra, còn có nhiều loại bị cấm mua bán, cấm mổ xẻ như: Bom đạn, mìn, đầu đạn, súng ống… sót lại từ chiến tranh.
Chỉ cần vào tay người dân ở đây, từng bộ phận sẽ được tách nhỏ, họ mổ xẻ, phanh thây các động cơ ra thành trăm, thành nghìn mảnh rồi nấu lại thành những khối phôi thép,…
Nghề xử lý phế liệu đã trở thành nguồn thu chính cho các hộ dân trong làng. Nhưng cái giá để đánh đổi lấy cuộc sống sung túc nơi đây cũng chẳng hề rẻ: nguồn nước ô nhiễm, không khí đặc sánh mùi, bụi phế liệu, tiếng ồn mọi lúc mọi nơi, thậm chí thương vong do cưa bom mìn. Các loại dây cáp, dây đồng.. có giá trị đã được các cơ sở thu mua dây điện cũ mua hết rồi, chỉ còn lại những loại bom mìn thôi
“Làng cưa bom” xứ Nghệ
Xóm Trung Thành, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An một thời được mệnh danh “ xứ đồng nát ”, “làng cưa bom” bởi nghề thu mua phế liệu và tái chế vỏ bom, mìn đã trở thành ngành nghề mưu sinh chính của
Người dân nơi đây đi thu mua phế liệu, vỏ bom khắp các huyện trong tỉnh và còn gom bom từ nhiều nơi bên nước bạn Lào. Toàn bộ bom, sau đó được xử lý sơ qua, sẽ được lái thương gom lại rồi vận chuyển bằng xe tải về nhập cho các chủ đại lý ở Diễn Hồng. Phần việc nguy hiểm nhưng kiếm lời cao được chính người dân Diễn Hồng thực hiện là tháo kíp, cưa bom lấy những vụn thuốc nổ còn sót lại để bán.
Những quả bom, đầu đạn được cưa, cắt, tháo kíp nổ chất đống cao là cảnh tượng phổ biến ở Diễn Hồng cách đây hơn chục năm
Việc thu mua, vận chuyển, cưa và tái chế vỏ bom, đạn, giúp nhiều gia đình trở nên giàu có nhanh chóng. Nhưng cũng nhiều gia đình rơi vào bi kịch đau thương khi “con mất cha, vợ mất chồng”.Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt và cho thành lập KCN nhỏ Diễn Hồng. Đây là nơi tập trung tất cả các chủ đại lý chuyên thu mua phế liệu tạo thành một khối liên kết trong việc tái sản xuất và sử dụng. Điều quan trọng là khi sản xuất tập trung, công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của cơ quan nhà nước đối với các hộ kinh doanh “nghề nguy hiểm” này được thực hiện một cách chặt chẽ hơn.
‘Làng cưa bom’ ở Quảng Trị
Thôn Tân Hiệp (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) vẫn được người dân tỉnh Quảng Trị gọi là “làng cưa bom” bởi một thời, gần 90% dân số kéo nhau lên rừng đào tìm phế liệu chiến tranh. Mấy năm gần đây, số lượng người dân ở thôn Tân Hiệp theo nghề rà phế liệu ngày càng ít đi vì trở nên khan hiếm.
Ông Phạm Văn Phương (53 tuổi), chủ cơ sở thu mua phế liệu duy nhất ở Tân Hiệp, cho biết, vợ chồng ông theo nghề thu mua phế liệu chiến tranh được hơn 20 năm. Những năm đầu thập kỷ 90, mỗi ngày vợ chồng ông Phương thu mua hàng tấn vỏ bom đạn các loại.
Theo ông Phương, người trực tiếp đi rà phá, đào tìm phế liệu thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Những người làm nghề phế liệu như ông cũng luôn bị tử thần rình rập. Đa số đều nhận mua các loại phế liệu nguy hiểm này về để tự tháo lấy thuốc, vỏ đạn phân loại bán riêng lẻ.
“Lò mổ xe” ở Vĩnh Phúc
Năm 2007, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc được quy hoạch thành cụm làng nghề “mổ xe” ô tô, xe máy cũ với diện tích gần 20ha, đến nay quy mô ngày càng được mở rộng.Đi từ đầu đến cuối làng, hai bên đường chất ngổn ngang từ sắt vụn, linh kiện hỏng đến xe máy, ô tô. Công việc của các công nhân tại đây là sửa chữa, thay mới, sơn lại màu cho xe ô tô. Linh kiện thay có thể lấy từ xe này lắp sang xe kia hoặc mua mới, cái nào nát quá thì “mổ xác” lấy từng bộ phận rồi bán dần cho khách.
Trung bình mỗi chiếc xe tính trừ chi phí thuê người kéo về, lắp ráp, thay thế phụ tùng, con nào lời nhất được 200-300 triệu đồng, con nào ít thì được 100 triệu đồng.
“Nghĩa địa ô tô” ở Bắc Giang
Thôn Thuyền (xã Dĩnh Trì, Thành phố Bắc Giang) có hơn 300 hộ dân, trong số đó gần 100 hộ làm nghề “mổ” ô tô. Thôn có tới 15 công ty tư nhân chuyên làm nghề này, giải quyết việc làm cho gần 400 công nhân.
Trên con đường vào làng là một “nghĩa địa ô tô” với vô số các loại xe ô tô, đồ cũ thanh lý , máy xúc máy ủi đã qua sử dụng cùng các loại phụ tùng như: trục, bánh xích, lốp,… của máy xúc, máy ủi ngổn ngang. Sau khi mua được xe, người dân chuyển về thôn và tiến hành công đoạn tháo, phá, dỡ, cắt các bộ phận để bán riêng. Những phụ tùng, linh kiện còn sử dụng được rồi bán cho các cơ sở trong nước. Những thứ không dùng được đem bán cho đồng nát làm sản phẩm tái chế.
Nghề “mổ xe” đã giúp nhiều hộ dân làng Thuyền đổi đời, xây được nhà lầu, mua ô tô. Quá nửa số hộ trong làng đã xây dựng nhà cao tầng, nhiều hộ đã sắm xe hơi “xịn”.