Theo phong tục Việt Nam, cúng ông Công ông Táo đã là có từ lâu đời. Và thường được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Cách cúng ông táo ở Miền Nam cũng không ngoại lệ, có 1 số điểm tương đồng và khác biệt với cách cúng Ông Táo ở miền Bắc, miền Trung. Dưới đây Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giới thiệu về cách cúng ông Táo ở miền Nam và những điểm khác biệt trong mâm lễ cúng ở miền Nam. Các bạn hãy cùng đón xem nhé!
So sánh về cách cúng ông Táo ở miền Nam và miền Bắc – Trung
Việc cúng ông Táo ở 3 miền Bắc – Trung – Nam đều mang ý nghĩa chung đó là thờ cúng ông thần bếp. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc nên cúng ông Táo tại đâu hay chưa. Đối với quan điểm chuẩn bị cúng lễ có rất nhiều những điểm khác biệt.
Người miền Bắc thường tổ chức cúng ông Công ông Táo khá sớm. Thông thường, các gia đình đã chuẩn bị làm lễ vào 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp.
Người miền Bắc có tục lệ truyền thống cúng ông Táo bằng cá Chép: Với người miền Bắc không thể thiếu cá chép. Bởi do, cá chép được xem là phương tiện đi lại cho các ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng. Vào dịp này, mỗi gia đình sẽ mua một hay ba con cá chép thả trong chậu. Sau khi cúng xong các gia đình sẽ bắt đầu thả cá trở lại các sông, hồ lớn tại Hà Nội. Kết thúc việc thả cá chép thì việc cúng ông Táo mới được xem là hoàn tất.
Người miền Nam cúng thêm ngựa: Khác với người miền Bắc, người miền Nam ở 1 số nơi không cúng cá chép. Mà thay vào đó họ sẽ cúng bằng lễ vật và một bộ “cò bay, ngựa chạy”. Cò bay & ngựa bay được cắt bằng giấy. Đối với hình ngựa có thể được làm bằng khung tre có dán giấy trang bị đầy đủ bộ yên, cương. Sau lễ cúng gia đình mang đốt bộ hình con cò, con ngựa thì lễ cúng hoàn tất.
Lễ cúng Táo quân tại miền Trung: Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên phải làm là thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.
Ở miền Trung, ngoài 1 mâm cỗ mặn, người dân thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
Sau khi cúng xong, tượng của ba Táo quân cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh những am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã 3 đường. Tiếp đó, người dân sẽ rước tượng 3 Táo quân mới lên bàn thờ để bắt đầu 1 năm làm việc tiếp theo.
Bên cạnh đó người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng 23 tháng Chạp.
Lưu ý:
Người miền Bắc có tục dọn chân nhang vào dịp tết táo quân còn người Miền Nam thì không. Người miền Bắc quan niệm trong 1 năm chỉ sau khi ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng thì mới được dọn dẹp bàn thời ông táo, hay nếu chân nhang nhiều thì được rút tỉa bớt cho gọn gàng. Còn trong miền Nam nếu dọn bàn thờ ông táo hoặc chân nhang “ làm động” tới các bát hương sẽ bị “các cụ” quở trách hay nặng hơn là bị phạt.
Người Miền Nam cúng ông Táo vào ngày nào?
Với mỗi gia đình Việt Nam hằng năm, việc cúng ông Táo sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Việc làm này mang ý nghĩa sâu xa là cầu mong các vị “ Thần Bếp” phù hộ cho gia đình gặp được nhiều may mắn, luôn đầm ấm vui vẻ. Cũng theo quan niệm của người xưa, đây là dịp để những vị Táo quân báo cáo các điểm tốt xấu của con người của một năm qua nên việc cúng ông Táo trong năm được các gia đình rất xem trọng.
Theo phong tục tín ngưỡng của người miền Nam các gia đình cúng ông Táo vào buổi tối của ngày 23 tháng Chạp. Thời gian cụ thể rơi vào khoảng từ 20h00 đến 23h00, vì các gia đình cho rằng đây là khoảng thời gian gia đình đã ăn cơm xong, các ông Táo, bà Táo không còn bận rộn săn sóc việc bếp núc của các gia đình thì mới có thể thảnh thơi để lên “chầu” Ngọc Hoàng.
Theo tín ngưỡng của người miền Nam, vào ngày 7/1 âm lịch hàng năm sau khi đã báo cáo với Ngọc Hoàng thì các ông Táo lại trở về dương gian. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị 1 lễ cúng đón ông Táo về để tiếp tục công việc.
Mâm cúng ông Táo của người miền Nam bao gồm những gì?
Lễ vật 2 miền, ngoài điểm khác biệt lớn nhất giữa cá chép hay bộ cò ngựa có khung tre chỉnh chu. Vào ngày lễ cúng Táo quân, những thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị một mâm cỗ mặn, lọ hoa tươi, trầu, cau, rượu và vàng mã….
Mâm cỗ mặn của người miền Nam gồm: Gà luộc (heo quay), xôi gấc, nem rán, món mặn và rau xào,…Ngoài ra đặc trưng của người miền Nam ở 1 số khu vực còn nấu thêm chè xôi.
Như vậy, có thể thấy mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có những nét chung và không quá khác biệt so với những địa phương khác.
Ngoài ra để có một mâm cúng ông Táo đầy đủ nhất mà không phải mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Quý khách hàng có thể tìm đến dịch vụ cúng ông Táo của dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Đặc biệt, trong dịp mừng xuân Tân Sửu 2021. Thay lời tri ân gửi đến quý khách hàng đã luôn đồng hành cùng với Đồ Cúng Tâm Linh. Công ty chúng tôi có chính sách khuyến mãi cúng ông táo đón Tết 2021 như sau:
- Tặng cá chép phóng sanh hay bộ hai ly khi khách hàng đặt mâm cúng ông Táo từ 1 triệu VNĐ.
- Điều kiện: đặt hàng vào trước ngày 23/12 âm lịch.
Tổng kết
Trên đây là bài viết về cách cúng ông táo ở Miền Nam. Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị đồ lễ và thời gian cúng phù hợp. Với thông tin chia sẻ chi tiết ở trên, Đồ cúng Tâm Linh chúng tôi hi vọng bạn có thể dễ dàng thực hiện việc cúng ông Táo. Nếu bạn còn gặp phải bất kỳ vấn đề khó khăn hay quá bân bịu trong việc chuẩn bị lễ cúng. Nhưng vẫn mong muốn chuẩn bị được một lễ ông Táo tươm tất cho gia đình mình bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0937611504 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
>> Xem thêm: Văn khấn, cách cúng rước ông Táo về nhà đêm 30 tết
Đồ Cúng Tâm Linh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Chúng tôi tự hào là đơn vị đầu tiên cung cấp sản phẩm “dịch vụ đồ cúng trọn gói”. Đã được khách hàng khu vực miền Nam tin tưởng, hài lòng. Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng với hướng dẫn cách cúng ông táo ở miền nam (ngày 23 tháng Chạp) bên trên cũng như chỉ ra những điểm khác biệt trong cách cúng Ông Táo ở miền Bắc, Trung, Nam để bạn có thể chuẩn bị được lễ cúng ông táo cho gia đình mình một cách chu đáo nhất.