ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Hướng dẫn cách cúng động thổ và văn khấn cúng động thổ chuẩn nhất

06/10/2019

Cách cúng động thổ và văn khấn cúng động thổ chuẩn xác là vấn đề được nhiều gia đình và công ty quan tâm khi xây dựng, sửa chữa nhà hay bất kỳ một công trình nào đó. Vậy để việc xây dựng diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, bạn cần cúng và khấn động thổ như thế nào?

Một vài lưu ý khi làm lễ động thổ

Trước khi xây, sửa nhà, đi mua phế liệu hoặc làm bất cứ công trình, bạn cần xem tuổi của gia chủ xem có phù hợp hay không. Bởi khi xây nhà hợp tuổi, gia chủ sẽ có may mắn, bình an, thuận lợi cả trong cuộc sống lẫn sự nghiệp của mình. Tương tự như vậy, bạn cũng cần xem hướng nhà hợp với tuổi của gia chủ, chọn ngày – giờ tốt để làm lễ động thổ và chọn người phù hợp để động thổ (trong trường hợp gia chủ không hợp tuổi để làm nhà).

Ngày tốt để làm lễ động thổ thường là ngày Hoàng Đạo, Gia Thần, Sinh Khí, Lộc Mã,… Bạn cần tránh làm lễ vào những ngày xấu như ngày Hắc Đạo, Trùng Phục, Sát Chủ, Thổ Cấm,…

Chuẩn bị cho mâm cúng động thổ

Lễ vật bạn cần chuẩn bị cho mâm cúng động thổ bao gồm:

Mâm cúng động thổ

Mâm cúng động thổ

  • 1 bộ tam sinh: 1 miếng thịt heo luộc, 3 con tôm luộc còn râu, 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt luộc.
  • 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi (có thể thay thế bằng bánh chưng).
  • 3 ly rượu trắng, 3 chum trà khô, 1 bộ giấy tiền vàng bạc cúng Thần Đất.
  • 1 đĩa muối, 1 bát gạo, 1 bát nước trắng, 1 bao thuốc lá.
  • 1 đĩa ngũ quả không gai góc, 1 bình hoa, 1 cặp đèn cầy, nhang.

Tùy theo phong tục của từng địa phương mà những lễ vật nêu trên sẽ có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, gà, đĩa xôi, hoa quả, vàng lễ, nhang vẫn là những lễ vật bắt buộc phải có.

>>> Xem thêm: Lễ vật cúng động thổ cần những gì – Hướng dẫn nghi lễ động thổ

Cách cúng động thổ

Sau khi lễ vật đã được chuẩn bị đầy đủ, bạn cần để lễ vật trên một chiếc mâm và đặt giữa khu đất sẽ được dùng để xây nhà. Gia chủ mặc quần áo chỉnh tề và sạch sẽ, thắp nhang vái bốn phương tám hướng rồi quay vào mâm lễ và đọc bài văn khấn.

Sau khi cúng xong, nhang gần hết thì gia chủ tiến hành hóa tiền vàng, rải muối xung quanh khu đất từ nhà ra cổng. Phần rượu trắng thì đổ lên tro hóa giấy tiền. Tiếp đến, gia chủ hoặc người đứng tuổi làm nhà trực tiếp động thổ bằng cách đào một vài nhát vào chỗ đất định làm móng (nhất định phải đào được đất lên), trình với Thổ Địa để xin được động thổ. Sau đó, thợ xây có thể bắt đầu tiến hành công việc của mình.

Văn khấn cúng động thổ chuẩn nhất

Văn khấn cúng động thổ luôn bắt đầu bằng việc khấn “Nam Mô A Di Đà Phật” (3 lần), lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương và kính lạy các vị thần: Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, Quan Đương niên, Tôn phần bản xứ. Kế tiếp, gia chủ xưng tên, địa chỉ, ngày – tháng – năm động thổ và trình bày rõ ràng lý do cúng. 

Người khấn cần thể hiện mong muốn được Thần Phật độ cho mọi việc hanh thông, vạn sự tốt lành, chủ thợ bình an, công việc chóng thành, muôn sự như ý,… Cuối cùng, bạn khấn “Nam Mô A Di Đà Phật” (3 lần) là được.

Tùy thuộc vào từng gia đình, địa phương mà sẽ có những dị bản khác nhau về văn khấn cúng động thổ. Tuy nhiên, một bài văn khấn cúng động thổ luôn bao gồm đầy đủ các nội dung trên.

Nếu như bạn đang tìm hiểu về cách cúng động thổ và văn khấn động thổ chuẩn xác, hy vọng những thông tin nêu trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc việc xây dựng nhà cửa và công trình của gia đình, công ty bạn luôn diễn ra suôn sẻ và thành công!

HOTLINE
0937611504