ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Cúng Ông Táo Cần Những Gì? Và Những Lưu Ý Cần Biết

25/12/2020

Cúng ông Táo cần những gì? Có cần chuẩn bị lễ cúng ông Táo hay không? Cứ vào mỗi dịp 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình tại Việt Nam lại chuẩn bị làm lễ cúng ông Táo với thể hiện cuộc sống của chủ nhà trong một năm vừa qua. Cá chép đưa ông Táo về trời báo cáo công việc của cả một năm và mang theo một niềm hy vọng năm mới đủ đầy, hạnh phúc của gia chủ. Nhưng chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp bạn soạn “mâm tròn lễ đủ” để dâng lên ông Táo. Hãy cùng theo dõi để tích lũy thêm những kinh nghiệm quý báu nhé. 

Tục lệ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm 

Cúng ông Táo cần những gì?
Cúng ông Táo cần những gì?

Theo truyền thuyết, Táo Quân là vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống dân gian để theo dõi cũng như ghi chép lại những việc làm thiện – ác của con người dưới hạ giới.

Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên giới để báo cáo tất cả những công việc lớn, nhỏ trong năm vừa qua. Bởi thế mà người Việt ta cho rằng, Táo Quân chính là vị thần sẽ định đoạt sự suy, thịnh của gia đình trong năm tới. Chính vì thế, vào ngày 23 Tết các gia đình thường làm mâm cỗ thịnh soạn, long trọng cùng với mong muốn các Táo Quân sẽ phù hộ cho gia đình, báo cáo những việc tốt và “nói giảm, nói tránh” các việc chưa tốt, chưa đúng với Ngọc Hoàng.

Thế nhưng mâm cỗ cúng ông Táo ông Công gồm những gì? Trong bài viết sau đây, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ đến bạn một số gợi ý chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, mà gia đình nào cũng nên biết.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài những món lễ vật chính, người ta còn làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy bạc, giấy vàng…) để tiễn Táo quân.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:

  • Thịt heo luộc
  • 1 gà luộc hay quay
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,… 1 đĩa rau xào
  • Hành muối Xôi gấc

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc là phải có đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống. Chủ yếu là phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, cũng như là khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm một mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được. Đặc biệt mỗi miền còn có mâm cúng ông Táo riêng biệt.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng ông Táo cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.

Thời gian để cúng ông Công, ông Táo

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời và báo cáo Ngọc hoàng, tức là vào trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc bài văn văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã & thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để chở ông Táo lên chầu Trời.

>>> Xem thêm: Văn khấn, cách cúng rước ông Táo về nhà đêm 30 tết

Thời gian cúng ông Táo nên trước 12h ngày 23 tháng Chạp
Thời gian cúng ông Táo nên trước 12h ngày 23 tháng Chạp

Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt Nam vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người đều mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân để có một năm mới thuận lợi hơn. Thế nên bạn cần quan tâm đến những vật cúng trong ngày đưa ông Táo về trời để tỏ rõ lòng thành của mình.

Những lưu ý khi cúng ông Táo mà bạn cần biết

Mặc dù cúng ông Táo không còn quá xa lạ, tuy nhiên phần lễ cũng cần phải được cử hành trang nghiêm và tuân thủ đầy đủ các bước. Sau đây là một vài lưu ý khi cúng ông Táo nhất định bạn nên biết. 

Những lưu ý khi cúng ông Táo
Những lưu ý khi cúng ông Táo
  • Nghi lễ phải được tiến hành vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 Âm lịch)
  • Bên cạnh bếp đặt 1 cốc gạo & cắm 3 nén hương 
  • Sau khi nửa tuần hương đã cháy hết, chủ nhà mang lễ vật cúng (tiền vàng, áo mũ, hài) đi hóa & mang cá chép đi thả 
  • Khi cúng, chủ nhà không nên cầu xin sung túc hay phú quý cho gia đình mà chủ xin Táo bẩm báo điều tốt, giảm bớt nói điều không hay.
  • Lau dọn ban thờ sạch sẽ, đồ thờ cần được rửa sạch, bày biện ngay ngắn và thay nước trong cốc cẩn thận
  • Mâm cúng cùng các lễ vật cúng phải được đặt ở bàn thờ trong bếp (cũng có gia đình đặt mâm cúng trên bàn thờ tổ tiên và mâm cúng lễ ở dưới bếp đều được)
  • Khi cúng phải để lửa trong bếp cháy rực, mâm cỗ đề huề, có như vậy chủ nhà mới ấm no, sung túc

Nghi lễ nên được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Mâm cỗ cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp thịnh soạn là cách thể hiện lòng biết ơn tới những vị thần cai quản bếp núc và cầu mong đem đến hạnh phúc, may mắn, sức khỏe cho chủ nhà trong một năm mới. Hy vọng với bài viết “cúng ông táo cần những gì?” mà Đồ Cúng Tâm Linh chia sẻ ở trên, các bạn đã nắm rõ những món lễ vật và mâm cơm cúng ông Táo cần chuẩn bị những gì? Hãy sắp xếp thời gian để có một mâm lễ thịnh soạn dâng lên các Táo nhé!

HOTLINE
0937611504