ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Chuẩn bị mâm cỗ trung thu chuẩn nhất

30/09/2020

Trong đêm hội trăng Rằm, không thể thiếu chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân và đặc biệt là mâm cỗ trung thu. Để độc đáo, nhiều bạn mách nhau cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất để giúp cả nhà có một mâm cỗ Trung Thu đẹp cúng tổ tiên và phá cỗ trông trăng. Hãy cùng Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu kĩ nhé!

Ý nghĩa của mâm cỗ trung thu

Theo truyền thống của người Việt Nam, cả năm có một ngày Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung Thu. Đây chính là dịp để gia đình được tụ họp, con cháu quây quần, dâng lên tổ tiên những nén hương thơm và đợi đúng đến tối, khi chị Hằng đẹp nhất, mọi người phá cỗ trông trăng.

Không biết tự bao giờ, người Việt Nam coi ngày Tết Trung Thu là tết của các em nhỏ Việt Nam. Bởi cứ đến rằm trung thu, nhiều bậc ông bà cha mẹ lại dẫn con cháu của mình đi mua những chiếc đèn lồng: đèn ông sao, đèn kéo quân rồi mặt nạ… Nhà nào nghèo thì tự học làm đèn lồng từ giấy, từ lon bia… đơn giản nhưng cũng đủ để các bé đốt cây nến sáng rực, rước đèn trong đêm Trung Thu. Nhưng dù khó khăn thế nào, người lớn cũng kịp mua hoa quả để bày cho con cháu mình một mâm cỗ Trung Thu đủ đầy.

Mâm cỗ trung thu truyền thống hiện nay được trang trí sinh động hơn nhờ tài khéo léo và sự sáng tạo của người Việt.
Mâm cỗ Trung Thu truyền thống của người Việt Nam đủ đầy gồm những loại hoa quả đặc trưng vùng miền đặc trưng của mùa thu. Trong đó không thể không kể đến quả bưởi xanh mọng nước, quả hồng đỏ và hồng ngâm rực rỡ, trái thanh long thanh mát, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng… Và để đẹp mắt nhất, nhiều gia đình lại chia sẻ với nhau cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất để mâm quả của gia đình thêm rực rỡ, đậm hương sắc mùa thu.

Nếu xét riêng ra, mỗi loại quả được chọn để bày mâm cỗ Trung Thu đẹp đều có những ý nghĩa riêng vô cùng sâu sắc. Quả bưởi tượng trưng cho những điều may mắn. Quả lựu mang ý nghĩa sinh sôi, quả na mang lộc ở, quả hồng mang hi vọng, quả dưa đỏ cầu bình an cho cả nhà. Chính vì vậy, học được cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất để cầu mong sự may mắn và thịnh vượng cho mỗi gia đình Việt.

>>> Xem thêm: Cúng rằm trung thu cần chuẩn bị những gì

Cách bày mâm cỗ trung thu đẹp nhất

Để học được cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất, các bạn phải chú ý đến việc bày biện các loại hoa quả, bánh trái để làm sao bố trí màu sắc cho đan xen nhau hài hòa. Các loại hoa quả đều rất rực rỡ, nhưng chúng đều được phân ra làm màu nóng và màu lạnh. Màu lạnh mang tính âm, màu nóng mang tính dương.

Cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp nhất hiện nay, trọng tâm nhất là chú chó được làm bằng tép bưởi. Làm chú chó bằng bưởi vô cùng nhanh chóng mà đẹp mắt. Bưởi tách ra thành múi, bóc để các tép bưởi tỏa ra, đính xung quanh quả cam, khúc chuối làm thân chó bưởi, mắt được gắn thêm quả nho hoặc hạt đậu đen… rất sinh động.

Ngoài chú chó bằng bưởi ra, bạn tiếp tục bày thêm các loại hoa quả được tỉa khéo léo, bánh Trung Thu và các loại hoa… Sau khi bày biện mâm cỗ Trung Thu ưng ý, cả gia đình sẽ ngồi quây quần đợi đến khi trăng lên tới đỉnh đầu để cùng phá cỗ trông trăng. Với người Việt Nam, quây quần bên mâm cỗ trung thu và có đầy đủ mọi thành viên của gia đình là một niềm hạnh phúc, sung túc ai cũng mong muốn có được ở gia đình.

Gợi ý cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp gồm những thứ quả và cách trang trí như sau:

1. Làm chú chó bằng bưởi

Các bạn chuẩn bị những thứ sau: 

  • 1 loại quả hình thuôn dài để làm thân: chọn đu đủ, dưa vàng hoặc dưa hấu loại thuôn nhỏ, dài để làm thân chó (nếu khéo tay có thể dùng chính vỏ bưởi, ghim lại làm thân).
  • 1 loại quả hình tròn để làm đầu chó: có thể dùng cam, táo, lê…
  • 3 – 4 quả bưởi: nên chọn loại bưởi trắng, tép dài, khô (không cần bưởi ngon).
  • Ớt hoặc giấy màu làm lưỡi.
  • 2 hạt nhãn làm mắt – 2 que xiên dài – 1 hộp tăm nhọn – Giỏ hoặc đĩa để trang trí

Cách làm chú chó bằng bưởi:

1. Cắt vát phần đầu quả dưa và quả táo; nối chúng với nhau bằng que xiên (chú ý đề đầu cao hơn thân). Có thể dùng quả cam to, cam nhỏ cũng được nhé! Sau đó cắt bằng phần đáy quả dưa để có thể đặt chú chó nằm cố định, thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa.

2. Gọt bưởi, tách múi và bóc xòe mùi bưởi ra nhưng vẫn để múi dính vào vỏ (chú ý dùng tăm gẩy đều các tép bưởi xòe đều, tơi xù thì lông cún sẽ đẹp).

3. Dùng tăm (bẻ đôi) gim bưởi vào thân dưa, chú ý ghim từ đỉnh đầu xuống, ghim một hàng ngang chạy hết lưng trước, sau đó đắp thêm các phần còn hở để toàn thân chú cún được phủ kín, đều bằng bưởi.

4. Dùng vỏ bưởi, gọt và gắn thành hai tai cún rủ xuống. Dùng 4 múi bưởi bóc trần làm chân cho cún. Dùng hai hạt nhãn gắn mắt, có thể thêm đôi mi giả xung quanh hạt nhãn để mắt cún lung linh hơn. Dùng quà ớt hoặc cắt vỏ bưởi làm lưỡi gắn cho chú cún. Dùng giây ruy-băng thắt nơ gắn cho chú cún thêm điệu đà. Với chú cún ở dưới, bạn hoàn toàn có thể xen kẽ và sắp xếp màu tép bưởi trắng và hồng để cún xinh hơn.

2. Làm chú cá bằng quả thanh long

Để làm chú cá bằng quả thanh long, bạn cần chuẩn bị:

– 1 quả thanh long đỏ, ruột trắng

– Vỏ bưởi

– Hai hạt nhãn

Cách làm như sau:

1. Đầu tiên bạn cắt vỏ bưởi thành 1 chiếc vây cá dọc lưng, 2 vây nhỏ ở hai bên. Nhớ cắt để chừa phần vỏ nhét vào quả thanh long và tỉa thành những hình răng cưa ở mép vây cá nhé!

2. Sau đó, bạn khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng, 2 đường ở 2 bên thân quả thanh long.

3. Cuối cùng bạn nhét vây cá bằng vỏ bưởi vào quả thanh long, rồi gắn mắt cho cá bằng hạt nhãn hoặc quả nho đen là xong. 

3. Làm chú nhím bằng quả lê và nho

Chuẩn bị:

– 1 trái lê xanh

– 1 chùm nho xanh

– 1 quả nho đen

– Que tăm

– Dao

Cách làm chú nhím bằng quả lê và nho:

1. Chia quả lê thành 2 phần (phần bầu tròn và phần đầu nhọn), dùng dao gọt nhẹ lớp vỏ của phần đầu nhọn quả lê để làm đầu con nhím.

2. Lấy tăm xuyên qua quả nho xanh.

3. Lấy những cây tăm đã xuyên quả nho xanh ghim kín phần bầu tròn của quả lê làm lông nhím. Cuối cùng gắn mũi và ghim thêm đôi mắt (có thể dùng hạt đậu đen làm đôi mắt) là chú nhím hoàn thành.

4. Làm chú công bằng quả bí ngòi

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:

– 1 quả dứa chín, chưa gọt

– 1 quả bí ngòi dài, thon

– 8 quả ớt dài Đà Lạt

– 10 quả ớt chín loại nhỏ

– Cây xốp thường dùng để cắm hoa

– Hai hạt nhãn

– 1 miếng cà rốt

Cách làm như sau:

1. Cắt quả bí ngòi để lấy phần ngọn, phần thon nhất rồi gắn chặt với phần dưới của quả dứa chín. Bạn có thể dùng tăm nhọn hai đầu để gắn cho chặt.

2. Tiếp tục dùng tăm nhọn gắn các quả ớt đỏ loại to vào hai bên thân công, các quả ớt nhỏ thì gắn ở phần dưới cổ để tạo cảm giác đầy đặn, rực rỡ cho cổ công.

3. Gọt miếng cà rốt nhọn để gắn làm miệng công, hai hạt nhãn để làm mắt.

4. Cuối cùng uốn cong cây xốp thành các nhánh nhỏ để gắn làm mào cho công là hoàn thiện rồi!

5. Làm đàn ếch xanh từ trái su su

Chuẩn bị nào:

– 1 giỏ mây đã lót sẵn giấy bạc

– 4 quả su su bằng nhau

– 1 củ cà rốt

– 8 hạt nhãn

Cách làm như sau:

1. Rửa sạch su su, sau đó bạn cắt ở phần đầu của quả su su để làm miệng của chú ếch.

2. Đặt vào phần su su vừa khoét một miếng cà rốt cắt mỏng để làm lưỡi ếch. Gắn lên mắt 2 hạt nhãn là xong rồi.

Hoàn thiện mâm cỗ

Ngoài những loại quả trên chúng ta còn có thể tạo ra những con vật ngộ nghĩnh từ rất nhiều loại trái cây khác. Còn bây giờ, 1 lần nữa hãy ngắm nhìn mâm cỗ gợi ý của chúng tôi nhé! 

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ cách chuẩn bị mâm cỗ trung thu đầy đủ và chi tiết nhất, chắn chắn sẽ giúp bạn chuẩn bị được mâm cúng đầy đủ và đẹp nhất. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa và cách chuẩn bị như thế nào.

HOTLINE
0937611504