ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng Với Mâm Cúng Đất Đai Chuẩn Phong Thủy

10/12/2020

Để tìm hiểu rõ hơn về lễ cúng với mâm cúng đất đai thì bạn phải biết về vị thần liên quan đến vấn đề này là ai? Bạn đã từng nghe nhắc đến câu nói “ Đất có Thổ công, sông có Hà Bá “ chưa? Vì vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

CÚNG ĐẤT ĐAI LÀ GÌ?

Lễ cúng đất đai
Lễ cúng đất đai

Lễ cúng đất đai là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam ta, nhằm tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình ở.

Mỗi mảnh đất luôn chứa đựng một câu chuyện của một vị thần và các thế lực tâm linh cai trị nó.

Mỗi khi làm gì đụng chạm đến đất đai mọi người thường phải sửa soạn mâm lễ để trình báo và cẩn xin thần linh. Do là lễ cúng quan trọng nên phải thật kĩ càng, và chu đáo trong việc sắm lễ.

Nếu bạn đang băn khoăn về cách chuẩn bị một lễ cúng đất đai như thế nào thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó của mình.

Ý NGHĨA CỦA MÂM CÚNG ĐẤT ĐAI

Dịch vụ mâm cúng đất đai trọn gói
Dịch vụ mâm cúng đất đai trọn gói

Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, và định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó vì vậy thường có câu nói: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”.

Một số giả thuyết đã cho rằng, Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện sự tích Táo quân (hay còn được biết là Sự tích ba ông đầu râu).

  • Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, và còn gọi là vua Bếp),
  • Người chồng thứ nhất là Thổ Địa (chăm lo việc nhà cửa),
  • Người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà)

Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất. Còn Táo Quân thì chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Vì thế từ xưa đến nay ông cha ta mỗi khi động thổ, khởi công, xây nhà, làm lễ hay cúng bái đều không quên việc xin phép chư vị thổ công trong vùng. Vì thổ công là người có nhiệm vụ trông giữ vùng đất đó.

Thông thường để làm 1 công việc nào đó liên quan đến đất đai và để cho công việc thuận lợi hơn thì các gia đình thường hay tổ chức lễ cúng xin công việc được thuận buồm, xuôi gió.

Lễ cúng đất đai thổ công làm thường vào ngày đầu năm và cuối năm. Được người dân Việt Nam chúng ta gọi là lễ tạ đất cuối năm.

Mâm cúng đất đai cuối năm vào ngày 30 tết

Mâm cúng đất đai cuối năm vào ngày 30 tết
Mâm cúng đất đai cuối năm vào ngày 30 tết

Mâm cúng đất đai vào cuối năm ngày 30 tết là một nghi thức nhằm đánh dấu khi kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Nghi thức này là một phong tục tập quán lâu đời mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam và lễ cúng có thể hiện ý nghĩa

  • Báo cáo với vị thần cai quản đất đai những công việc đã làm được trong năm vừa qua của chủ nhà.
  • Gửi lời cảm ơn tới thổ công vị đã cai quản đất đai cho gia đình trong suốt năm qua.

Mâm cúng đất đai đầu năm

Còn lễ cúng đất đai Thổ Công đầu năm mang nhiều ý nghĩa trong đó

  • Nói lên mong muốn của gia chủ.
  • Để thể hiện được lòng thành kính của mình đối với vị thần cai quản đất đai.
  • Cầu xin thổ công đất đai phù hộ cho cả gia đình có một năm mới thuận lợi, làm ăn phát tài, phát lộc.
  • Mong muốn vị thần thổ công bảo vệ đất đai của gia đình mình khỏi những kẻ xấu hoặc tránh tà ma xâm nhập.

DO vậy lễ cúng thổ công táo quân cuối năm và đầu năm là rất quan trọng. Các gia đình thường làm những lễ cúng đất đai thổ công rất đầy đủ và sang trọng. Bởi ngoài việc tạ ơn những vị thần linh đã cai quản đất đai. Ngoài ra còn cẩu mong các vị thần cai quản đất đai sẽ phù hộ độ trì cho gia đình mình luôn được yên ấm.

LỄ VẬT MÂM CÚNG ĐẤT ĐAI BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Lễ vật mâm cúng đất đai
Lễ vật mâm cúng đất đai

Lễ cúng đất đai thổ công được diễn ra ngay trên bàn thờ gia tiên của gia đình bởi vì bát hương ở giữa ban thờ đó chính là bát hương thổ công. Nghi thức cúng Thổ công bao gồm các lễ vật như hương, hoa, vàng mã, quả, món mặn và món ngọt.

Lễ cúng mặn tạ đất đai thổ công

Mâm cúng động thổ xây nhà hay các công phải được chuẩn bị chu đáo để vừa thể hiện mang tính kính trọng giá trị tâm linh với người thổ địa cai quản. Vừa mang lại cảm giác yên tâm hơn trong quá trình thi công và sử dụng sẽ bao gồm đầy đủ những. Mâm cúng cho lễ tạ đất đai của Đồ Cúng Tâm Linh cung cấp bao gồm đầy đủ như sau:

  • Trái cây
  • Hoa cúc kim cương
  • Đèn cầy
  • Gạo hũ
  • Muối hũ
  • Trà
  • Rượu
  • Nước
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Trầu cau
  • Chè đậu trắng
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Cháo trắng
  • Gà luộc
  • Heo quay
  • Bánh hỏi
  • Bộ tam sên
  • Nhang

Bạn cũng có thể chọn lựa một cái chân giò lợn để thay thịt gà để bày ra đĩa. Ngoài ra, nếu bạn cần phải chuẩn bị thêm một chút rượu trắng, nước ngọt và bia để trưng bày lên hai bên bàn thờ. Đặc biệt bạn cần phải thêm một đĩa to gồm một chén rượu, một chén trà khô, một chén nước, một chén mưới và một bát gạo.

Sau khi lễ cúng đã được chuẩn bị xong. Bạn nên dùng một đôi nến đặt vị trí hai bên bàn thờ trước khi thắp hương cúng thổ công.

HƯỚNG ĐẪN CÁCH BÀY MÂM CÚNG ĐẤT ĐAI ĐÚNG CHUẨN

Hướng dẫn bày trí bàn thờ thổ công
Hướng dẫn bày trí bàn thờ thổ công

Thổ Công là vị thần quan trọng trong mỗi gia đình. Đứng từ ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, còn bên phải là bát hương Gia tiên.

Trước khi bắt đầu cúng lễ cần phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng thổ công cũng là một vấn đề tương đối lý thú với người Việt Nam ta. Có một chi tiết nhỏ mà người Hoa Kiều cùng một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì sẽ ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích, Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ vì vậy khi ai cúng cho ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Thổ Công rất thích ăn tỏi. Vì vậy, bàn thờ Thổ Công thường có đĩa tỏi

Vàng mã cúng thổ công cần phải chuẩn bị những gì?

Đối với phần mã thì tùy thuộc vào tâm ý của mỗi gia đình để chuẩn bị cho phù hợp với các món lễ vật sau

  • 1 Bộ ngũ phương
  • 5 Ông ngựa với 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, vàng, tím
  • 5 Bộ mũ áo, và cờ kiếm.
  • 10 Lễ tiền vàng.
  • 1 Cây vàng hoa đỏ,
  • 1 Cây vàng ngũ phương,
  • 1 Đĩa đựng
  • 50 Lễ vàng để dâng gia tiên.
  • 1 Bộ Thần linh
  • 1 Ông ngựa màu đỏ cũng được kèm theo đó là mũ, áo, cờ kiếm & tiền vàng.

Một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng đất đai thổ công

Lễ cúng đất đai thổ công
Lễ cúng đất đai thổ công
  • Lễ cúng diễn ra thể hiện được tấm lòng thành kính của mình dành cho thần thổ công hay thần linh.
  • Trước khi tiến hành cúng cần bái tổ tiên người thực hiện lễ cúng. Cần thay rửa sạch sẽ đồng thời mặc quần áo lịch sự để thể hiện sự tôn trọng dành cho tổ tiên.
  • Đối với Kinh Địa Tạng dù là được chép ra giấy hay cầm điện thoại để đọc thì bạn cũng không nên đặt kinh ở dưới đất.
  • Nên đặt bài khấn trên một chiếc kệ vừa mang lại sự thoải mái khi đọc mà lại còn thể hiện được sự tôn kính dành cho lễ cúng đất đai thổ công này.
  • Cần giữ một trạng thái tôn nghiêm, và thành kính trong quá trình đọc kinh vì như vậy mới có nhiều lợi lạc cho gia đình của gia chủ.

Cúng đất đai thổ công theo quan điểm đạo phật

Việc chuẩn bị lễ cúng bái đảm bảo nhất thì bạn nên tiến hành chuẩn bị một cách tươm tất nhất. Để thể hiện được sự thành tâm hướng thiện của mình dành cho các đấng tối cao.

Lễ cúng tạ đất thường được chuẩn bị thực hiện ttrước lễ cúng táo quân và lễ cúng tất niên. Sau khi lễ cúng táo quân được hoàn tất thì người thân trong gia đình bạn sẽ bắt đầu chuẩn bị lễ cúng giao thừa sao cho sang trọng nhất để tiễn các vị quan hành khiển của năm cũ về trời.

DỊCH VỤ CUNG CẤP MÂM CÚNG ĐẤT ĐAI CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin giúp ích cho các gia đình đang chuẩn bị làm lễ cúng Thổ công chu đáo, mâm lễ vật đầy đủ, trang trọng và đem tới những điều nguyện ước tốt lành.

Với việc phải tự chuẩn bị cho mình một mâm cúng đất đai đầy đủ như trên, nếu các bạn không có nhiều thời gian để tự chuẩn bị chu đáo thì hãy gọi ngay đến cho chúng tôi Đồ Cúng Tâm Linh để được tư vấn và đặt hàng chính xác nhất nhé!

HOTLINE
0937611504