Cách khấn vái khi đi chùa đúng cách tránh phạm là điều mà tất cả mọi người từ nam, nữ, già, trẻ đều cần phải nắm được. Có tâm là tốt nhưng phải biết cách để điều chỉnh sao cho phù hợp hoàn cảnh. Hãy cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu kỹ nhé!
Cách vái lạy cơ bản
Vái: Vái lạy thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Ở Chùa nhiều nơi cấm khách thập phương châm hương trong chùa, mà chỉ cho thắp ở vạc hoặc lư hương to để ở ngoài cửa.
Vái thay thế cho lạy trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lượng lần vái thường là lẻ, phổ biến nhất là 3 vái hay 5 vái.
Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau. Việc lạy được thực hiện trước Tam bảo.
Cách lạy như sau:
Đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuông gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống (hoặc ngửa), đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất (tùy có thể phải hoặc trái theo thói quen của mỗi người), và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục.
Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang vối đầu gốỉ chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Số lần lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra. Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lạy, cũng chưa có một tiền lệ nào “bắt buộc” phải úp hay ngửa lòng bàn tay.
Cách lạy nêu trên hiện nay chỉ có các bậc cao niên áp dụng thường trong dịp lễ, vì khá cầu kỳ.
Cách lạy khác (thế phủ phục) thường được các nhà sư thực hiện: đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất, đồng thòi quì hai đầu gối xuống luôn; khi đứng dậy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối.
Với phụ nữ hoặc với người bị đau đầu gối thì có cách phổ biến như sau: ngồi bệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang vói tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Phật giáo Việt Nam thường lạy theo phương cách ngũ thể đầu địa (hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất). Đây là một phương cách lạy tôn kính nhất trong tất cả các cung cách lễ lạy, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính với Tam Bảo
>>> Xem thêm: Văn khấn cúng khi đi chùa ngày rằm, mùng Một âm lịch hàng tháng
Vái lạy bao nhiêu lần là đủ
Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy.
Theo giáo lý của đạo Phật thì ba cái lạy chính là lễ lạy ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, có năng lực dẫn dắt con người thoát khỏi mọi phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi.
Đức Phật là người đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn. Ngài là một bậc đạo sư, một người chỉ lối dẫn đường cho mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì thế người Phật tử lạy cái lạy đầu tiên là để tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ và nhớ ơn Phật đồng thời là thề nguyện sẽ theo gương Ngài mà tu hành để về bến giác.
Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi bằng chữ, gọi là Kinh và Luật. Vì thế người Phật tử lạy cái lạy thứ hai là lạy Pháp Bảo nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến những lời dạy của Phật. Nếu những người con Phật thực hành theo lời dạy của Phật thì sẽ có công năng qua khỏi bể khổ, đến bến bờ giải thoát.
Tăng là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà xuất gia đi tu, giữ đầy đủ giới luật của Phật đặt ra, với mục đích tu hành giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh. Vì thế cái lạy thứ ba là lạy Tăng Bảo, từ các vị Thánh Tăng xuất thế đến các vị Tỳ Kheo trụ thế tu hành chân chính, đạo đức trong sạch và giới luật trang nghiêm.
Ngoài ý nghĩa lễ lạy Phật, Pháp và Tăng nêu trên, ba lạy cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh.
Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).
Khi lạy phải tuân theo lời Phật dạy không được suy nghĩ gì cả. Chỉ theo dõi hành động và hơi thở của mình. Tâm phải ở trạng thái thanh tịnh, không tạp nhiễm.
Đồng thời phải quán chiếu được việc mình đang làm, lễ xuống thì chỉ biết là lễ xuống, đứng lên thì chỉ biết là đứng lên, chắp tay thì chỉ biết là chắp tay. Tuyệt đối không nghĩ đến bất cứ ai hay tưởng nhớ đến bất cứ cái gì. Như thế mới thể hiện lòng tôn kính với ba ngôi báu Tam Bảo.
Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không bơn nhơ. Đây là nói về nguyên tắc phải theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy. Trong trường hợp cúng Phật, khi ta mặc âu phục, nêu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các cách khấn vái khi đi chùa đúng cách bạn nên chú ý trước khi cúng vái tại chùa. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ cách cúng vái như thế nào là đúng nhất khi đi chùa.